150 quán bia vỉa hè có công an chống lưng: Chính quyền “sạch”, vỉa hè sẽ “sạch”

Trường Phong |

“Về việc đòi lại vỉa hè, theo tôi, có thể du di trong chừng mực nào đó, nhưng chính quyền muốn làm thì phải dọn sạch trong nội bộ đi đã. Chính quyền nhất quán thì làm được ngay”, nhà văn Phạm Ngọc Tiến chia sẻ với PV Tiền Phong.

Nhà văn Phạm Ngọc Tiến cho biết: Có nhiều vấn đề về vỉa hè. Vỉa hè rất quan trọng, nhưng theo thời gian, nội đô phát triển và theo thời gian đất chật, người đông lên.

Theo quan niệm của người dân Việt Nam thì ở nhà quê phải ra Hà Nội, mà đã ở Hà Nội thì lại cứ phải tập trung vào những con phố trung tâm cho nên dần dần chức năng đi bộ của vỉa hè dần dần bị thu hẹp lại.

Đặc biệt, đô thị phát triển khoảng 10 năm trở lại đây thì hoàn toàn không còn vỉa hè nữa.

Thứ nhất là ý thức của người dân, vì đó là cuộc sống của họ. Nhưng hỏi chính quyền có biết hay không. Chính quyền thì không cái gì người ta không biết cả. Người ta quản lý hết, quản lý chặt chẽ vỉa hè.

Các phường hằng ngày đều có xe đi dẹp nhưng chỉ dẹp những trường hợp lấn chiếm quá đáng thôi còn những trường hợp bình thường hoàn toàn là phải được sự chấp nhận của chính quyền.

Có thể là người ta thông cảm cho cuộc sống mưu sinh, xuê xoa cho người dân nhưng cũng phải đặt câu hỏi là có trường hợp chính quyền phân chia ô vỉa hè để thu tiền không?

Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về cuộc chiến giành lại vỉa hè đang thu hút sự quan tâm của dư luận thời gian gần đây?

Theo tôi, nếu bây giờ dẹp được vỉa hè thì cũng phải cân nhắc nhiều phía. Đó cũng là đời sống của rất nhiều người dân chứ không phải không.

Mà đấy lại là những người nghèo, bám vỉa hè bán hàng nước, tạp hóa. Có những hộ buôn bán mặt phố, nhà mặt tiền người ta buôn bán, bành trướng thì dẹp là đúng.

Có thể sân siu trong chừng mực nào đấy. Như tôi đã nói ở trên, để làm thì chính quyền phải dọn sạch trong nội bộ đi đã. Chính quyền đã nhất quán thì làm được ngay.

Có gì mà không được đâu. Chính quyền phải làm nghiêm, làm rõ ràng chuyện có hay không việc người dân chiếm dụng vỉa hè rồi nộp lệ phí cho chính quyền. Một khi làm được cái đó thì vỉa hè tự khắc nó được trả lại 30% rồi.

Nhiều ý kiến cho rằng, dường như có một văn hóa vỉa hè nên rất khó dẹp bỏ?

Những năm 70, 80 về trước thì vỉa hè chưa quan trọng, vì lúc đó chưa có kinh tế tư nhân, việc buôn bán bị cấm thì vỉa hè, nhà mặt phố là chuyện bình thường, thậm chí trong các khu cao tầng thì người ta chọn tầng 2 - 3 - 4 chứ không chọn tầng 1.

Tầng 1 chỉ phân cho người có chức vụ thấp ở thôi. Sau này khi có kinh tế thị trường, tư nhân được buôn bán thì mới tranh giành nhau các cửa hàng mặt phố. Vỉa hè lúc đó mới bị chiếm dụng.

Theo tôi, những thứ như trà đá vỉa hè không phải là văn hóa. Cái đó là vì mưu sinh mà hình thành thôi.

Từ mưu sinh thì dần dần tạo ra thói quen, thành ký ức của một lớp người đi qua cái đó và người ta nghĩ là văn hóa, thực tế không phải. Trả vỉa hè cho người đi bộ, cái đó là chắc chắn nhưng trả như thế nào.

Một là vận động người dân, để một phần diện tích cho người ta buôn bán nhưng không quá ảnh hưởng. Thứ hai là chính quyền phải “sạch sẽ”. Bây giờ “bán” cho người ta rồi thì chính quyền đi dẹp làm sao được.

Không bao giờ dẹp được. Gọi là “bán” thì hơi quá đáng nhưng có dư luận như thế và thực tế là như thế.

Theo ông, giải pháp lâu dài cho việc này là gì?

Hà Nội cũng ra quân mãi nhưng không dẹp được vì có sự “móc ngoặc” giữa chính quyền với các hộ dân chứ nếu chính quyền mà “sạch”, hằng ngày đi dẹp thế thì không hộ nào có thể buôn bán được.

Chỉ còn cách đi tìm nghề khác thôi. Cần có một dự án rất lớn về vỉa hè, phải giải quyết được nhiều bề. Bên cạnh đó, xe máy của người dân, nếu không để vỉa hè thì để ở đâu? Phải xây các bãi đỗ xe cho dân để...

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại