12 phát minh để đời của người cổ đại mà đến ngày nay chúng ta vẫn phải thán phục

Cẩm Mai |

Những thiết bị như cần cẩu, máy tính… chúng ta cứ tưởng thành tựu của thời hiện đại, nhưng thực ra chúng có thể đã ra đời từ rất xa xưa.

Chúng ta cứ tưởng những thiết bị, máy móc, đồ dùng ngày nay là sản phẩm của thời hiện đại hoặc ít ra chúng ra đời sau cuộc Cách mạng Công nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta đểu "bể cái nhầm". Có những phát minh ra đời cách đây hơn 2.000 năm mà vẫn được sử dụng đến ngày nay như là thiết bị hiện đại.

Bài viết sau đây sẽ nêu ra 12 phát minh trong lịch sử vẫn được sử dụng đến ngày nay, chỉ được cải tiến, không bị mai một theo thời gian.

1/ Cần cẩu hạng nặng (ra đời vào khoảng thế kỷ 6 trước CN)

Tiền thân của cần cẩu được phát minh ra ở Mesopotamia vào khoảng năm 3000 trước CN (và được sử dụng rộng rãi ở Ai Cập cổ đại vào khoảng năm 2000 trước CN). Cần cẩu hoạt động dựa trên cơ chế đòn bẩy, dùng để nâng nước làm thủy lợi.

12 phát minh để đời của người cổ đại mà đến ngày nay chúng ta vẫn phải thán phục - Ảnh 1.

Cần cẩu.

Tuy nhiên, cần cẩu hạng nặng được thiết kế để nâng các thứ to và nặng hơn, như khối đá, được phát minh ra sau đó. Cần cẩu thay đổi qua từng thời kỳ lịch sử và mỗi nền văn minh lại chế tạo cải tiến nó đi tùy theo mục đích sử dụng và nó tồn tại đến ngày nay.

2/ Bệnh viện dã chiến (ra đời vào khoảng thế kỷ 1 trước CN)

Quân đội La Mã được tổ chức rất hùng mạnh và quy củ. Bên cạnh chiến binh, quân đội còn đào tạo riêng kỹ sư, kiến trúc sư, đầu bếp và bác sĩ phục vụ riêng cho binh lính, đảm bảo công tác hậu cần và xây dựng các công trình cho quân đội.

Những người làm công việc đặc thù như vậy trong quân đội, chỉ là công viêc chuyên môn, không phải chiến đấu như binh lính.

12 phát minh để đời của người cổ đại mà đến ngày nay chúng ta vẫn phải thán phục - Ảnh 2.

Bệnh viện dã chiến.

Cho nên, quân đội La Mã lập ra được những phòng phẫu thuật và điều trị bệnh dã chiến với những phương pháp và thiết bị y tế chữa trị bệnh, thương tật tiên tiến nhất lúc đó để cứu chữa cho binh lính ngay tại chiến trường.

Do đó, binh lính La Mã được ăn ở vệ sinh và khoa học, chăm sóc sức khỏe tốt, ngăn chặn dịch bệnh nên họ có vẻ sống lâu hơn dân thường.

Sau thế kỷ 19, loại hình bệnh viện dã chiến như thời La Mã mới được xây dựng và sử dụng phổ biến đến ngày nay.

3/ Số 0 (ra đời vào khoảng thế kỷ 3 sau CN)

Số 0 nghĩa là không có gì, là hiện thân đến từ hư vô, nhưng Ấn Độ là quốc gia đầu tiên coi số 0 là một chữ số (nghĩa là một số) và sử dụng nó trong phép tính toán. Việc này đã làm thay đổi khá nhiều tiến trình của lịch sử toán học và do đó số 0 được coi là một trong những bước đột phá quan trọng trong toán học.

12 phát minh để đời của người cổ đại mà đến ngày nay chúng ta vẫn phải thán phục - Ảnh 3.

Bản viết Bakhshali.

Số 0 xuất hiện lần đầu tiên trong bản viết tay bằng tiếng Phạn ghi trên 70 mẩu vỏ cây phong từ thế kỷ thứ 3 - 4 sau CN, được phát hiện thấy trên cánh đồng làng Bakhshali, gần Peshawar (Pakistan) vào năm 1881. Từ năm 1902, bản viết tay này được lưu giữ ở Anh.

4/ Giấy vệ sinh (ra đời vào khoảng thế kỷ 6 sau CN)

Đến thế kỷ 6 sau CN, sử sách mới nói đến giấy vệ sinh, dù nó ra đời từ thế kỷ 2 trước CN ở Trung Quốc. Ban đầu, nó được dùng để bọc và lót.

12 phát minh để đời của người cổ đại mà đến ngày nay chúng ta vẫn phải thán phục - Ảnh 4.

Từ năm 1319, giấy vệ sinh mới được sản xuất công nghiệp hàng loạt, chất liệu giấy ngày càng mềm mại, thậm chí pha trộn cả hương liệu, và được dùng ngày càng phổ biến đến hiện nay cho việc lau chùi và vệ sinh thân thể.

5/ Cối xay gió trục đứng (ra đời vào khoảng đầu thế kỷ 6 sau CN)

Cối xay gió được chế tạo dựa vào nguyên lý cánh buồm căng gió để đẩy tàu thủy đi. Tuy nhiên, lần đầu tiên người Ba Tư dùng năng lượng gió để tự động hỗ trợ các công việc thủ công hàng ngày, như xay xát, bơm nước v.v...

Cuối cùng, thiết kế cối xay gió panemone đầu tiên được ghi nhận trong sử sách, là biến thể của cối xay gió trục đứng có nguồn gốc từ Ba Tư, đã 1.500 năm tuổi.

12 phát minh để đời của người cổ đại mà đến ngày nay chúng ta vẫn phải thán phục - Ảnh 5.

Mẫu đặc biệt này là cánh buồm thẳng đứng được chế tạo bằng bó lau sậy. Các thanh chống ngang buộc cố định vào trục dọc ở giữa. Hệ thống hai chiều có lẽ điều chỉnh theo hướng gió tốt hơn.

6/ Tiền giấy (ra đời vào khoảng thế kỷ 7 sau CN)

Có lẽ tiền giấy được bắt đầu sử dụng cục bộ trong thời nhà Đường (vào đầu thế kỷ thứ 9 sau CN) ở Trung Quốc. Tiền giấy ngày càng được dùng phổ biến vì tiền xu bằng sắt và đồng nặng nề, khó trao đổi trước đây trong các thương vụ lớn..

7/ Mìn (ra đời vào khoảng thế kỷ 13 sau CN)

Theo học giả Joseph Needham viết trong cuốn sách "Khoa học và Văn minh ở Trung Quốc" thì quân đội thời nhà Tống đã sử dụng mìn nổ làm vũ khí phòng thủ chống lại quân Mông Cổ. Vào năm 1277 sau CN, ông Lou Qianxia đã chế tạo một quả bom khổng lồ, phát nổ thành công khi quân Mông Cổ bao vây khu dân cư ở miền nam Trung Quốc.

12 phát minh để đời của người cổ đại mà đến ngày nay chúng ta vẫn phải thán phục - Ảnh 6.

Tiền thân của mìn.

Mìn chủ yếu là những viên bi gang rỗng chứa đầy thuốc súng và ngày càng được cải tiến và còn sử dụng đến ngày nay.

8/ Kính đeo mắt (ra đời vào khoảng thế kỷ 13 sau CN)

Các thầy tu ở châu Âu thời trung cổ đã sử dụng vật thể bằng thủy tinh để soi phóng đại chữ lên cho dễ đọc. Do đó, thợ thổi thủy tinh ở Venice (Italia) đã sản xuất các loại khung thấu kính đơn (bằng sừng hoặc gỗ) để giữ kính cố định khi đọc.

12 phát minh để đời của người cổ đại mà đến ngày nay chúng ta vẫn phải thán phục - Ảnh 7.

Tuy nhiên, theo giáo sư nhân chủng học người Mỹ gốc Đức Berthold Laufer, kính (hoặc các vật thể thủy tinh có liên quan) có nguồn gốc từ Ấn Độ - dựa vào từ "brille" (kính mắt) của Đức và kết thúc bằng từ tiếng Phạn "vaidurya".

Thế nhưng, nhà thám hiểm kiêm thương gia Marco Polo lại kể rằng: ông đã thấy kính mắt ở Trung Quốc trong thế kỷ 13.

9/ Nhảy dù (ra đời vào khoảng thế kỷ 15 sau CN)

Một người vô danh vẽ ra bản thảo thiết kế đầu tiên từ năm 1470 thời kỳ Phục hưng Italia. Tuy nhiên, họa sĩ Leonardo da Vinci đã thiết kế cải tiến thành bản phác thảo chi tiết trong cuốn vẽ "Codex Atlanticus" nổi tiếng (vào khoảng năm 1485 sau CN).

Sau đó, nhà phát minh người Croatia Fausto Veranzio cải tiến dựa trên bản phác thảo của da Vinci, thành mẫu vật thực tế đưa vào thử nghiệm.

12 phát minh để đời của người cổ đại mà đến ngày nay chúng ta vẫn phải thán phục - Ảnh 8.

Ở tuổi 65, ông ta đã thử nhảy dù với cỗ máy kỳ cục Homo Volans do ông tự chế tạo, từ tháp nhà thờ Thánh Mark ở Venice, Italia.

Thật khó hiểu, có người bảo tên gọi "parachute" của nó bắt nguồn từ tiếng Pháp, có người cho rằng nó bắt nguồn từ tiếng Ý. Tuy nhiên, có điều chắc chắn là người Pháp bay bằng khinh khí cầu cho an toàn hơn từ thế kỷ 18.

10/ Người máy (ra đời vào khoảng thế kỷ 15 sau CN)

Bộ áo giáp nặng thời trung cổ ở Đức và Ý, được thiết kế vào năm 1495 ở dạng máy tự động hình người. Cỗ máy có hệ thống ròng rọc, bánh răng, đòn bẩy và trục khuỷu bên trong, hoạt động như robot ngày nay. Thậm chí, trong lý thuyết cơ học từ thế kỷ thứ 3 trước CN, còn nói đến "người hầu cơ khí".

12 phát minh để đời của người cổ đại mà đến ngày nay chúng ta vẫn phải thán phục - Ảnh 9.

"Hiệp sĩ" robot có khả năng ngồi xuống và đứng lên, nâng tấm che mặt và quay đầu. Nó được coi là robot đầu tiên do con người chế tạo.

11/ Báo in (ra đời vào khoảng đầu thế kỷ 17 sau CN)

Báo in ra đời xuất phát từ nhu cầu đưa các thông báo của triều đình đến nhân dân ở trong thời kỳ La Mã ở châu Âu và nhà Hán ở Trung Quốc. Ban đầu, giấy thông báo được dán trên mặt đá và gỗ ở nơi công cộng tại thành Rome. Nhà Hán thì dán tờ giấy cuộn.

12 phát minh để đời của người cổ đại mà đến ngày nay chúng ta vẫn phải thán phục - Ảnh 10.

Tờ báo in đầu tiên được xuất bản vào năm 1605 bằng tiếng Đức tại thành phố Strasbourg trong thời kỳ La Mã.

12/ Máy tính analog (ra đời vào khoảng cuối thế kỷ 3 trước CN)

Vào năm 1902, nhà khảo cổ Valerios Stais đã tìm thấy khối kim loại han gỉ trong xác con tàu đắm ngoài khơi đảo Antikythera, phia nam Hy Lạp. Qua nghiên cứu, nó được nhìn nhận như việc có thể là chiếc máy tính analog hay cỗ máy thiên văn đầu tiên trên thế giới.

12 phát minh để đời của người cổ đại mà đến ngày nay chúng ta vẫn phải thán phục - Ảnh 11.

Cỗ máy Antikythera.

Nó là thiết bị bằng kim loại, bao gồm 30 bánh răng ăn khớp với nhau và các bộ phận phức tạp, tinh vi. Chữ khắc trên máy có thể là bản hướng dẫn sử dụng.

Cỗ máy bao gồm hai mặt, hiển thị 365 ngày dương lịch của người Ai Cập kèm theo 12 cung hoàng đạo. Người sử dụng di chuyển đĩa số bằng cách xoay quay tay ở bên phải đến một ngày nhất định để xem vị trí chính xác của Mặt Trăng và Mặt Trời trong chu kỳ Mặt Trăng vào ngày đó.

Vào năm 2014, các nhà nghiên cứu đã phục dựng lại mô hình và cơ chế hoạt động của cỗ máy Antikythera để tìm hiểu sâu hơn về nguyên lý hoạt động và nguồn gốc của nó.

Nguồn bài và ảnh: Realm of History


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại