12 điều luật Karma có thể thay đổi cuộc sống của bạn

Vyka |

Hẳn nhiều người sẽ rút ra cho mình được nhiều quý giá sau khi xem hết 12 điều luật từ Nghiệp này.

Đã là con người ở trong thế gian này, ai ai cũng phải trải qua những thành bại thịnh suy, nhục vinh vui khổ.

Không ít người cho rằng, cuộc đời của chúng ta chẳng qua là sự an bài của số mệnh, rằng mọi việc đã được ông trời định sẵn, sắp đặt cho. 

Ông trời cho ta vui thì ta được vui, còn ông trời bắt ta khổ thì ta phải chịu khổ. Đến khi gặp phải hoàn cảnh khốn cùng, họ đâm ra than trời trách đất, than cho số phận hẩm hiu khiến cuộc đời lụi tàn.

12 điều luật Karma có thể thay đổi cuộc sống của bạn - Ảnh 1.

 Ta giàu có, khỏe mạnh hay nghèo đói, ốm đau... đều là kết quả của Nghiệp (Karma).

Nhưng giáo lý Đức Phật lại khuyên chúng sinh rằng, hạnh phúc hay khổ đau là do chính chúng ta tự tạo lấy cho mình. 

Và hễ mình tạo nghiệp nhân gì, thì mình phải chịu quả nghiệp ấy chứ không ai có thể cầm cân thưởng phạt, ban phước hoặc giáng họa cho mình. 

Hay nói cách khác, ta giàu có, khỏe mạnh hay nghèo đói, ốm đau... đều là kết quả của Nghiệp (Karma).

12 điều luật Karma có thể thay đổi cuộc sống của bạn

Karma là từ tiếng Phạn có nghĩa là hành động. Nhưng đây không phải là hành động vô thức, không tự nguyện mà là hành động có ý thức, có chủ ý, cố ý. Và Nghiệp có nghĩa là do những tư tưởng, lời nói và hành động cố ý mà tạo thành.

12 điều luật Karma có thể thay đổi cuộc sống của bạn - Ảnh 3.

Trong Phật giáo, Karma có nghĩa là nghiệp chướng, quả báo. Nó chỉ mối liên hệ giữa Nhân (hiểu đơn giản là tác động của con người vào thế giới) và Quả (hệ quả của hành động). 

Bởi vậy, tất cả những hành động chúng ta làm ra - dù tốt, xấu ra sao thì chúng ta sẽ chịu lấy trách nhiệm về hành động đó.

Hay nói một cách đơn giản, cuộc sống của chính bạn là do "chính bạn tạo ra", đó là bức tranh độc nhất mà không ai khác có thể vẽ thay bạn được.

Những cuộc thảo luận sớm nhất về thuyết nghiệp báo, luật nhân quả được đề cập đầu tiên trong kinh Upanishads - nền tảng tư tưởng của triết học Ấn Độ thời kì cổ đại. 

Với các nguồn gốc từ Ấn Độ cổ đại, Nghiệp là khái niệm chủ chốt trong Ấn Độ giáo, Phật giáo, Jaina giáo, Sikh giáo và Đạo giáo.

Nguồn: SaintLuxx

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại