Đầu năm 1978, "Lò đào tạo thiên tài" là dự án giáo dục đặc biệt của chính phủ Trung Quốc, được thành lập tại trường ĐH Khoa học và Công nghệ (tỉnh An Huy). Đúng như tên gọi, lớp học này được ra đời nhằm tìm kiếm những đứa trẻ có trí thông minh tột đỉnh, đưa vào đào tạo riêng tại các trường đại học.
Trong vô số tài năng nhí theo học tại đây, cậu bé 11 tuổi Tạ Ngạn Ba nhận được nhiều chú ý hơn cả. Bởi lẽ không chỉ là học sinh nhỏ tuổi nhất khoá, thành tích mà cậu nhóc này đạt được vượt trội hơn hẳn so nhiều người bạn học khác.
Vào thời điểm đó, Tạ Ngạn Ba từng được truyền thông Trung Quốc ngợi ca là đứa trẻ thiên tài có khả năng đoạt giải Nobel cao nhất. Trở thành học sinh của "Lò đào tạo thiên tài" đã mang đến cho cậu nhóc cơ hội thay đổi số mệnh. Thế nhưng, chẳng ai ngờ tới thời điểm gia nhập dự án này, cuộc đời của Tạ Ngạn Ba đã rẽ sang hướng bi kịch.
Dự án "Lò đào tạo thiên tài" của chính phủ Trung Quốc ra đời nhằm tìm kiếm những đứa trẻ có trí thông minh kiệt xuất
Đứa trẻ thiên tài được kỳ vọng nhận giải Nobel
Tạ Ngạn Ba (sinh năm 1966), ngay từ nhỏ đã bộc lộ năng lực học tập vượt trội hơn người. Năm lớp 3, Ngạn Bạ tự mình hoàn thành chương trình bậc Trung học có sở. Một năm sau đó, cậu đã học xong chương trình Vật lý và Hoá học ở bậc Phổ thông mà không cần ai kèm cặp.
Ngay khi hoàn thành chương trình Tiểu học, Ngạn Ba đã gia nhập "Lò đào tạo thiên tài" và trở thành thành viên trẻ nhất trong số 21 thiếu niên của lớp. Quá trình học tập của cậu chỉ gói gọn trong 2 từ "chớp nhoáng".
11 tuổi, Ngạn Ba trở thành sinh viên của trường ĐH Khoa học và Công nghệ Trung Quốc. Chỉ 4 năm sau, cậu tốt nghiệp Đại học và nhận tấm bằng Thạc sĩ xuất sắc, sau đó được nhận vào làm nghiên cứu sinh tại Viện Vật lý Lý thuyết, trực thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc.
Ngạn Ba hồi nhỏ
18 tuổi, Ngạn Ba được tuyển thẳng vào ĐH Princeton (Mỹ), học chương trình Thạc sĩ. Tại đây, cậu được nhà vật lý Philip Warren Anderson - nhà khoa học nổi tiếng từng đoạt giải Nobel hướng dẫn. Gặp được thầy giỏi, môi trường học tập tốt nhiều người hy vọng tài năng của Ngạn Ba sẽ ngày càng phát triển và cậu sẽ tiếp bước thầy giáo để mang vinh quang về cho tổ quốc.
Tin tức về cậu học sinh thiên tài thu hút nhiều quan tâm. Truyền thông Trung Quốc liên tục cập nhật thông tin về Tạ Ngạn Ba. Thậm chí, nhiều người còn ngợi khen cậu là đứa trẻ từ "Lò đào tạo thiên tài" có khả năng đoạt giải Nobel nhất.
Thần đồng bị trục xuất vì EQ thấp
Trở thành học viên của "Lò đào tạo thiên tài" khi còn quá nhỏ tuổi là niềm vinh dự của Ngạn Ba và gia đình. Thế nhưng, cơ hội hiếm có này cũng là "con dao hai lưỡi" mang đến hàng tá bi kịch cho cuộc đời cậu thiếu niên tài năng.
Trong quá trình học tập tại "Lò đào tạo thiên tài", những đứa trẻ tài năng của như Ngạn Ba luôn được vây quanh bởi những lời ca vang chúc tụng. Khi một đứa trẻ liên tục được nhắc nhở về thành tựu chúng đạt được, hẳn nhiên anh ta sẽ chịu áp lực khổng lồ, từ đó dần thay đổi cách hành xử với những người xung quanhh. Ngạn Ba là tương hợp như thế.
Một giáo viên giảng dạy tại "Lò đào tạo thiên tài" từng tiết lộ: Ngạn Ba gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ tâm lý. Hàng ngày khi đi học, cậu không thích giao tiếp với người khác. Ngạn Ba thường bày tỏ mọi người không hiểu cậu và cậu cũng không biết làm thế nào để hoà động với những ngày khác. Khi giáo viên hỏi chuyện, đôi khi Ngạn Ba còn không thèm trả lời. Rất nhiều lần giáo viên đã mời phụ huynh cậu lên trường để trao đổi, nhưng mọi chuyện cũng chẳng đi đến đâu.
Theo thời gian, Ngạn Ba dần trưởng thành. Thành tích học tập của cậu vẫn xuất chúng, thế nhưng chàng trai này lại gặp khó khăn trong giao tiếp xã hội, EQ thấp.
Ngay từ thời điểm học tạo "Lò đào tạo thiên tài", Ngạn Ba đã bộc lộ nhiều dấu hiệu mắc bệnh tâm lý, giao tiếp xã hội kém
Được biết, khi còn là nghiên cứu sinh tại Viện Hàn Lâm Khoa học Trung Quốc, vốn dĩ Ngạn Ba đã có thể lấy được bằng Thạc sĩ. Thế nhưng, do Ngạn Ba không giữ được mối quan hệ tốt với thầy chủ nhiệm nên đã bị tước đi tư cách tốt nghiệp.
Đến khi sang Mỹ du học, Ngạn Ba lại tiếp tục đi vào sai lầm khi nảy sinh mâu thuẫn với giáo sư hướng dẫn. Hoá ra trong luận văn tốt nghiệp tại trường ĐH Princeton (Mỹ), Ngạn Ba bác bỏ một luận điểm của thầy cố vấn - nhà khoa học Philip Warren Anderson. Điều này đã khiến thầy Anderson tức giận về cậu học trò. Hơn nữa trong quá trình trình đôi bên làm việc, Ngạn Ba thường xuyên thể hiện thái độ kiêu ngạo quá mức về bản thân nên thầy Anderson đã chẳng ngại ngần đánh trượt luận văn tốt nghiệp của cậu học trò,.
Thầy Anderson yêu cầu Ngạn Ba viết lại luận văn tốt nghiệp, tuy nhiên Ngạn Ba đã từ chối. Ban đầu, vốn dĩ mọi chuyện có thể kết thúc tốt đẹp, Ngạn Ba chỉ cần thay đổi chủ đề khoá luận và nói chuyện bình tĩnh với thầy cố vấn là sẽ nhận được tấm bằng tốt nghiệp Thạc sĩ của Mỹ. Thế nhưng Ngạn Ba lại lựa chọn phương án tương đối cực đoạn. Thần đồng một thời liên tục đòi gặp thầy Anderson để cùng nhau bàn luận về lý thuyết, yêu cầu thầy phải chấp nhận luận án của mình.
Thời điểm đó trùng hợp xảy ra vụ án một sinh viên Trung Quốc giết hại giáo sư người Mỹ. Lo sợ trước những động thái của Ngạn Ba, thầy Anderson đã yêu cầu ĐH Princeton trục xuất sinh viên này về nước. Thời gian ngắn sau đó, tin tức thần đồng năm nào không thể nhận bằng tốt nghiệp, bị đuổi về nước đã chiếm trọn trên nhiều phương tiện truyền thông của Trung Quốc.
Ngạn Ba đã hai lần không thể lấy bằng Thạc sĩ vì EQ thấp
Ở tuổi 25, Ngạn Ba có được thành tích hơn người, nhưng cũng trải qua loạt cảm giác thất bại mà không phải ai cũng nếm trải. Ngạn Ba từng hai lần không lấy được bằng Thạc sĩ, còn bị trục xuất về nước do thái độ ngạo nghệ. Giấc mơ đoạt giải Nobel năm nào cũng chấm dứt từ đó!
May mắn thay, Ngạn Ba sau đó vẫn có bằng Thạc sĩ, cuối cùng được mời đến giảng dạy tại trường ĐH Khoa học và Công nghệ Trung Quốc. Ngạn Ba được nhà trường cấp cho một ngôi nhà đơn sơ.
Ít lâu sau anh kết hôn và có cuộc sống bình lặng như bao người. Tuy nhiên, gia đình của Ngạn Ba không mấy hạnh phúc, nguyên nhân chính bởi anh ta chưa biết cách hoà nhập với các thành viên. Đến nay, thông tin về thiên tài Ngạn Ba năm nào đã dần trôi về quên lãng, dù thời thơ ấu anh từng đạt vô số thành tích nổi trội.
Câu chuyện của thần đồng Ngạn Ba để lại cho phụ huynh nhiều bài học đắt giá: Dù con bạn được sinh ra với trí thông minh bình thường hay là đứa trẻ thần đồng, để đạt được thành công, con cần phải học được cách nỗ lực, tự trau dồi qua từng ngày. Dĩ nhiên có trí thông minh sẽ là tấm bằng giúp con đi nhanh hơn trên con đường sự nghiệp, thế nhưng nó không phải tất cả.
Có nhiều người thông minh mà vẫn chật vật tìm cơ hội khẳng định bản thân trong công việc, Ngạn Ba là trường hợp đáng tiếc như thế. Dù con có IQ cao đến mấy, cha mẹ đừng quên rèn con các kỹ năng sống, tăng cường trí tuệ cảm xúc (EQ) sẽ giúp con đi xa và đi bền vững khi ra ngoài xã hội.
Nguồn: QQ