1. Không vừa đi vừa dùng điện thoại
Các chuyên gia tư vấn an toàn và sức khỏe lưu ý rằng não bạn sẽ không thể để ý xung quanh nếu bạn vừa đi vừa sử dụng điện thoại.
Khi đã nhìn vào điện thoại, mắt và não của chúng ta sẽ bị thu hút hoàn toàn vào màn hình để thực hiện các thao tác trên điện thoại, khi đó bạn sẽ không ý thức được xung quanh nữa và đồng nghĩa với việc bạn sẽ không thể ứng phó kịp hoặc thậm chí là không ý thức được những mối hiểm họa có thể xảy đến như một chiếc ô tô chạy với tốc độ cao đang lao về phía mình.
2. Chỉnh gương chiếu hậu của xe ô tô để có tầm bao quát lớn nhất khi đi đường
Chỉnh gương chiếu hậu để tránh “Điểm mù” trên ô tô, đây là một điều rất dễ và cơ bản nhưng lại bị rất nhiều người bỏ quên.
Gương chiếu hậu giúp các tài xế quan sát dễ dàng các vật ở phía sau, hai bên hông xe chỉ với một cái liếc mắt mà không cần quay người. Nếu tầm nhìn hạn chế thì bạn sẽ dễ dàng có nguy cơ đụng chạm với những chiếc xe khác và xảy ra tai nạn.
3. Luôn mang theo các giấy tờ tùy thân và giấy tờ y tế của mình
Các giấy tờ y tế như nhóm máu, các phản ứng dị ứng, bệnh tật... sẽ giúp những người giúp bạn biết cách xử trí khi có gì bất trắc xảy ra với bạn.
Đơn giản như việc nếu bạn bị tai nạn, các giấy tờ về nhóm máu sẽ giúp các bác sỹ tiếp máu nhanh hơn. Hoặc các giấy tờ tùy thân sẽ giúp những người giúp đỡ bạn liên lạc với người nhà nhanh chóng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên có một danh bạ những người có thể liên lạc được khi bạn có việc khẩn cấp nhé.
4. Không kéo phồng áo cứu sinh trước khi thoát ra khỏi máy bay
Điều này đặc biệt quan trọng bạn cần phải nhớ nếu bị máy bay không may phải hạ cánh khẩn cấp xuống nước hoặc ở giữa biển.
Theo các chuyên gia, nếu bạn kéo phồng áo phao trong máy bay trước khi ra khỏi máy bay sẽ khiến bạn dễ lơ lửng hoặc mắc kẹt trên trần chứ không thể tự di chuyển được.
Việc nên làm là phải hít thở sâu và bơi ra khỏi máy bay với áo cứu sinh còn xẹp. Sau khi bơi ra ngoài carbin của máy bay và cảm thấy đã thực sự an toàn khỏi chiếc máy bay thì kéo dây để nổi lên mặt nước.
5. Học cách sơ cứu ngạt thở do dị vật
Các bác sỹ đều khuyên tất cả mọi người nên học thủ thuật Heimlich để cứu người vào cứu mình lúc khẩn cấp. Thủ thuật Heimlich hay còn gọi là kỹ thuật sơ cứu nghẹt thở do dị vật đường hô hấp. Chỉ mất mấy phút để học cách sơ cứu nhưng nó có thể cứu cả một mạng người lúc nguy cấp đấy.
Đầu tiên, dùng 2 tay ôm xung quanh eo của nạn nhân. Hãy đảm bảo rằng 2 tay bạn ôm qua eo ở bên dưới khung xương sườn của người bị nạt.
Để mặt dưới của nắm tay gần phía trên rốn và dưới mũi ức (vùng thượng vị). Dùng tay còn lại nắm chắc lấy bàn tay kia. Sau đó tiến hành những lần đẩy bụng riêng rẽ và dứt khoát theo hướng vào trong và lên trên. Tiếp tục cho tới khi dị vật gây tắc nghẽn được đánh bật ra.
Nếu bạn đang nghẹt thở, bạn có thể tự thực hiện nghiệm pháp Heimlich bằng cách nắm tay được giữ trong bàn tay kia và cúi xuống một chiếc ghế, bàn, bàn quầy, hoặc vật cứng khác để thực hiện việc đẩy bụng dứt khoát và mạnh. Lặp lại cho tới khi dị vật được đánh bật ra ngoài.
6. Nhớ giới hạn chịu đựng của cơ thể dựa vào quy tắc của số 3
Kết quả của nhiều nghiên cứu về mức giới hạn trung bình về mức chịu đựng của con người cho thấy con người sẽ chết nếu không thở 3 phút, không uống nước 3 ngày và không ăn trong 3 tuần.
7. Không đổ nước khi dầu ăn trong chảo bốc cháy lúc đang đun bằng bếp ga
Các cơ quan phòng cháy chữa cháy cảnh báo rằng không nên dùng nước để dập lửa bắt cháy từ chất béo hay dầu bởi khi nước lắng xuống đáy chảo rồi bốc hơi lên nó sẽ khiến ngọn lửa càng bùng cháy mạnh hơn. Điều bạn nên làm là tắt ga và đậy nồi đang bị cháy lại để cắt nguồn cung cấp nhiệt và oxy.
8. Không nên rút dao hay vật sắc nhọn ra khỏi vết thương
Các chuyên gia y tế nói rằng việc để dao hoặc vật sắc nhọn nằm nguyên vị trí sẽ ngăn việc chảy máu. Việc bạn nên làm là cố gắng cầm máu trong khi đợi nhân viên y tế tới.
9. Cẩn trọng trong 3 phút sau khi cất cánh và 8 phút trước khi hạ cánh
Kết quả của các cuộc nghiên cứu cho thấy 80% các vụ đâm máy bay xảy ra ở các thời điểm này. Vì vậy vào những thời điểm này bạn nên ngồi yên trong tư thế thắt dây an toàn và hiểu rõ những gì cần làm nếu không may xảy ra sự cố.
10. Cúi người xuống sát mặt đất để di chuyển nếu bị kẹt trong một đám cháy
Các chuyên gia tiết lộ rằng nguyên nhân tử vong lớn nhất của các nạn mắc kẹt trong đám cháy là ngộ độc khí CO chứ không phải do bị cháy. Do đó, để tránh hít phải khí độc, hãy cố gắng bò sát mặt đất nhất có thể cho tới khi bạn thoát khỏi vùng nguy hiểm.
11. Luôn mang theo một chiếc đèn pin bên mình
Các chuyên gia về an toàn cá nhân cho biết dụng cụ này đặc biệt phát huy tác dụng trường hợp bị quấy rối hay tấn công bất ngờ.
Nếu bị một người đáng ngờ tấn công hãy chiếu đèn pin ngay vào mặt họ. Khi đó, ánh sáng đèn pin sẽ khiến kẻ tấn công tạm thời mất phương hướng và tạo cơ hội cho bạn tìm cách thoát thân.
Vì mục đích là làm mất phương hướng của kẻ tấn công nên bạn nên có đèn pin nguồn sáng mạnh càng tốt và khi bị tấn công nên nhằm vào mắt của kẻ đó.
(Nguồn: Bright Side)