1001 thắc mắc: Vì sao lông chim cánh cụt không bao giờ bị đông đá?

Châu Anh |
1001 thắc mắc: Vì sao lông chim cánh cụt không bao giờ bị đông đá?
1001 thắc mắc: Vì sao lông chim cánh cụt không bao giờ bị đông đá?

Chim cánh cụt ở Nam Cực sống trong một môi trường vô cùng khắc nghiệt khi nhiệt độ ở đây có thể giảm xuống đến -40°C và tốc độ của gió có thể đạt đến 140km/giờ. Vậy tại sao, lông loài chim này không bao giờ bị đóng đá?

Chim cánh cụt hay còn gọi là chim cụt cánh (bộ Sphenisciformes, họ Spheniscidae - lấy theo chi Spheniscus nghĩa là hình nêm) là một bộ chim không cánh sinh sống dưới nước là chủ yếu tại khu vực Nam bán cầu.

Châu Nam Cực chỉ toàn băng tuyết, với nhiệt độ trung bình hàng năm thấp nhất trong các châu lục trên Trái Đất, nhưng chim cánh cụt vẫn sống và có tới hàng chục loài khác nhau.

Chúng có lông rậm, mỡ dày để chịu rét. Khối lượng thay đổi tùy loài, có thể lên đến vài chục kilôgam. Chúng thường sống thành bầy, đông tới hàng nghìn con.

Chim cánh cụt ăn các loại nhuyễn thể, cá, mực và các dạng sinh vật biển khác chúng bắt được trong khi bơi lội dưới nước. Chúng tiêu tốn khoảng một nửa thời gian trên cạn và nửa còn lại dưới lòng các đại dương. Vì thế, theo lý thuyết thông thường thì những con chim cánh cụt này phải trở thành những tảng băng đông lạnh chỉ trong chớp mắt ở môi trường nam cực.

Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn lại trái ngược và những con chim cánh cụt đã tồn tại được trong môi trường Nam Cực từ rất lâu đời. Lông của chúng chẳng bao giờ đông đá.

Một nghiên cứu gần đây mới phát hiện ra rằng, vì trên lông chim cánh cụt có các rãnh li ti và được phủ thêm một lớp dầu đặc biệt nên không bao giờ bị đông thành nước đá.

Pirouz Kavehpour, một kỹ sư cơ khí tại Đại học California ở Los Angeles cùng các cộng sự đã nghiên cứu lông của loài chim cánh cụt Gentoo ở Nam Cực dưới kính hiển vi điện tử.

Họ nhận thấy rằng bề mặt của sợi lông vũ này được phủ đều bằng những lỗ nhỏ li ti có kích thước nano. Cấu trúc này lại làm phát sinh ra một hiện tượng kì lạ. Cấu trúc đầy những lỗ nano này sẽ làm cho những giọt nước lại có xu hướng trượt đi chứ không bị giữ lại và đóng băng.

Những con chim cánh cụt cũng sẽ tiết ra chất dầu từ một tuyến đặc biệt gần phần đuôi và dùng mỏ để bôi lên toàn cơ thể. Chất dầu này sẽ hoạt động tương tự như một hoạt chất chống thấm nước.

Nhiều người cho rằng việc nghiên cứu sự đóng băng trên lông chim cánh cụt chỉ là một sự vô nghĩa. Tuy nhiên, các nhà khoa học và các kĩ sư tuyên bố rằng những phát hiện mới mẻ này sẽ giúp bổ sung cho sự phát triển của công nghệ chống đóng băng trên các cánh máy bay.

Đây thật sự là một nghiên cứu trị giá nhiều triệu đô la và giúp tăng cường cho mức độ an toàn của các loại hình hàng không dân dụng và quân sự trên toàn thế giới.

theo Tiền Phong

Đọc tin tức mới nhất, xem Cung Hoàng Đạo tại Soha. Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Trí Thức Trẻ
    Công ty Cổ phần VCCorp

    © Copyright 2010 - 2023 – Công ty Cổ phần VCCorp

    Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
    Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
    Email: btv@soha.vn
    Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.
    Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân
    Điện thoại: 024 7309 5555

    Liên hệ quảng cáo:
    Hotline: 0794.46.33.33 - 0961.98.43.88
    Email: giaitrixahoi@admicro.vn
    Hỗ trợ & CSKH:
    Tầng 20, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex,
    số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
    Tel: (84 24) 7307 7979
    Fax: (84 24) 7307 7980
    Chính sách bảo mật

    Chat với tư vấn viên