Khu vực này trải rộng trên một diện tích hơn 1000 km2, được bao phủ bởi các cánh rừng Taiga rộng lớn với rất nhiều đầm lầy, các miệng núi lửa và là nơi hằn in dấu vết các vụ va chạm thiên thạch với Trái đất.
Xưa kia, vùng đất này là nơi qua lại của những người dân du mục Evenk. Họ đến từ Bodaibo, qua Annybar để ra biển Laptev.
Người dân du mục Evenk còn thuật những lời kể được lưu truyền rằng cha ông họ từng tận mắt chứng kiến nhiều hiện tượng lạ xảy ra tại “Thung lũng chết”, như các khối cầu khổng lồ bay lên từ lòng đất, phát nổ và bắn ra các mảnh kim loại.
Ngoài ra còn có hiện tượng sét khô, sét hòn và dấu vết để lại của các vụ va chạm thiên thạch đến từ ngoài trái đất. Nhiều người còn kể lại rằng họ từng tận mắt chứng kiến các khối cầu lửa hình nấm bốc lên trời như vụ nổ của bom hạt nhân.
Năm 1934, một thương nhân tên Andrey Savinov chuyên buôn bán lông thú từ Bodaibo đến Annybar đã kể lại với nhà khoa học Vladimir Korestky, làm việc tại Viện Nghiên cứu địa chất liên bang ở thành phố Vladivostok rằng, trên đường di chuyển xuyên qua “Thung lũng chết”, ông và nhiều người trong đoàn đã phát hiện tại vùng Siuldiukar những cấu trúc bằng kim loại hình tròn mà người du mục Evenk gọi là Kheldyu (nhà bằng sắt).
Khi trời tối, Savinov ra lệnh dựng trại để nghỉ qua đêm. Một số thành viên trong đoàn do không chịu được sự lạnh giá nên đã vào ngủ bên trong những cấu trúc bằng kim loại. Đến sáng, những người này bỗng nhiên thấy nhức đầu một cách kỳ lạ rồi vài ngày sau đổ bệnh chết một cách khó hiểu.
Trong khi những người còn lại không ngủ qua đêm trong các cấu trúc bằng kim loại vẫn bình thường. Lo sợ, Savinov quyết định thôi không đến Annybar bằng con đường xuyên qua “Thung lũng chết”.
Câu chuyện của Savinov đã thu hút sự quan tâm của nhiều người, nhất là giới khoa học. Năm 1936, Viện Nghiên cứu địa chất liên bang quyết định tìm hiểu vụ việc nên đã cử một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Mikhail Arkhipov phụ trách đến “Thung lũng chết” để khảo sát và nghiên cứu.
Tại đây, nhóm của Giáo sư Arkhipov đã tìm thấy một số khối bán cầu bằng kim loại có sắc đỏ nhưng không phải là kim loại đồng, nhô lên từ mặt đất. Khối bán cầu này đủ lớn để chứa hai người nằm gọn bên trong mà người dân địa phương gọi là oguid.
Đích thân Giáo sư Arkhipov đã vào nằm ngủ qua đêm trong một khối bán cầu. Đến sáng, Giáo sư Arkhipov chỉ cảm thấy nhức đầu nhưng mấy ngày sau vẫn không đổ bệnh như những gì mà một số thành viên trong đoàn của Savinov mắc phải vào năm 1934.
Tuy nhiên, vào thời kỳ đó, do không có đủ các dụng cụ đo đạc cần thiết nên nhóm của Giáo sư Arkhipov không xác định dược những cấu trúc kỳ lạ đó là cái gì. Điểm đặc biệt là các nhà khoa học nhận thấy ở đây cây cỏ mọc không giống cây cỏ tự nhiên như nhiều nơi khác. Chúng rất xanh tốt, lá rộng hơn bình thường và có rất nhiều nhánh. Cỏ cũng rất lớn và có chiều cao gấp đôi thân người.
Đến năm 1971, Viện Nghiên cứu địa chất liên bang quyết định nối lại việc khảo sát và nghiên cứu về các hiện tượng cũng như các cấu trúc lạ bằng kim loại tại “Thung lũng chết” và cử một đoàn các nhà khoa học mang theo một số thiết bị và dụng cụ đo đạc đến nơi mà nhóm của Giáo sư Arkhipov từng khảo sát vào năm 1936 thì phát hiện mặt đất ở đó đã trống trơn.
Tuy nhiên các nhà khoa học đã ghi nhận được những gì mà người dân du mục Evenk thuật lại rằng, tại “Thung lũng chết” có một khu vực kỳ lạ có tên gọi Toong Duurai (những chiếc hố sâu).
Tại đây thường bị bao phủ bởi các đám mây mù xám xịt và luôn bị sét đánh dữ dội. Vào những lúc như thế xuất hiện những vật thể lạ có màu đỏ giống màu đồng và phát ra những âm thanh chói tai từ trên trời cao đâm sầm xuống mặt đất làm phát ra những tiếng nổ khủng khiếp cùng những cơn lốc xoáy khổng lồ bốc lên từ mặt đất. Ít lâu sau, nó biến mất dưới lòng đất sâu, để lại những miệng hố khổng lồ có bán kính rộng đến 20m.
Bất cứ ai tò mò đến gần miệng hố xem điều gì đã xảy ra đều không bao giờ quay lại. Sau khi xảy ra những hiện tượng trên, những người dân du mục phải rời bỏ nơi này để tìm đến các vùng đất an toàn hơn cho cuộc sống của họ.
Các nhà khoa học còn phát hiện rằng những tàn tích còn sót lại ở “Thung lũng chết” có nhiều điểm gần giống những bí ẩn của nền văn minh cổ đại Maya thuộc Mexico (đã biến mất từ năm 830 do ảnh hưởng của một vụ nổ được tạo ra bởi một sức mạnh bí ẩn mà cho đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân).
Đặc biệt tại “Thung lũng chết”, vào một số thời điểm nhất định trong ngày, các nhà khoa học đã đo được mức phóng xạ cao hơn bình thường từ dưới lòng đất.
Các nhà khoa học cho rằng, ẩn sâu dưới lớp đất của "thung lũng chết" tồn tại sự hoạt động mạnh của các dòng từ trường.
Do trước đây quân đội Liên Xô đã chọn nơi này để thử nghiệm vũ khí hạt nhân nên trữ lượng phóng xạ còn sót lại kết hợp với từ trường trong đất đã khiến cho vùng này bị nhiễm xạ nặng.
Mặc dù vậy, người ta vẫn chưa giải thích được nguồn gốc của các tấm kim loại lạ được tìm thấy ở đây và chưa phân tích được thành phần hóa học của nó.
Một số người thậm chí cho rằng đây chính là mảnh vỡ của các đĩa bay đến từ ngoài Trái đất, vì nhiều người ở khu vực này đã tận mắt chứng kiến các vật thể lạ phát sáng bay lên từ lòng thung lũng.
Cho đến nay, những bí ẩn về vùng đất này vẫn chưa được sáng tỏ.
Những 'sinh vật kì dị’ ở Siberia
hộp sọ của loài kỳ lân một sừng .
Các nhà khoa học tại vùng Pavlodar (Kazakhstan) đã phát hiện ra hộp sọ của loài kỳ lân một sừng Siberia chết cách đây 29.000 năm. Đầu của con “kỳ lân” này có nhiều đặc điểm chung giống một con tê giác hoặc voi ma mút thời kỳ tiền sử. Con vật có thể cao 2m, dài 4,5 m, có trọng lượng nặng 4 tấn và có một chiếc sừng lớn ở giữa.
Bằng phương pháp kiểm tra carbon phóng xạ, các nhà nghiên cứu trường đại học Tomsk State xác định hộp sọ con quái vật lông lá này được 29.000 năm tuổi, tuy nhiên họ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây ra cái chết của con vật.
Bên cạnh “kỳ lân một sinh”, các nhà khoa học còn phát hiện ra hài cốt nhiều loại động vật chưa xác định kỳ dị ẩn sâu dưới lớp băng dày vĩnh cửu.
Voi ma mút
Hài cốt con voi ma mút Lyuba 42.000 năm tuổi được tìm thấy gần sông Yuribey gần dãy núi Ural (Nga) vào năm 2007 và đã được trưng bày tại nhiều bảo tàng trên thế giới, thu hút được du khách đến tham quan.
Quái vật không rõ nguồn gốc
Loài sinh vật này được tìm thấy trong mỏ kim cương sâu thứ 3 trên thế giới, Udachanaya gần thành phố Udachny (Cộng hòa Sakha). Tuy loài sinh vật này vẫn chưa được xác định song có nhiều ý kiến nghi ngờ có thể bộ hài cốt thuộc về một giống khủng long hoặc phần còn lại của một loại chồn.
Thời kỳ sống của loài sinh vật này là cách đây 252 triệu năm. Chiếc răng nanh của loài sinh vật này cho thấy đây là loài động vật ăn thịt.
Sư tử Siberia
Tầng băng vĩnh cửu Siberia còn là điều kiện thuận lợi giúp bảo tồn bộ hài cốt của hai con sư tử hang động đã bị tuyệt chủng từ lâu.
Hai bộ hài cốt được tìm thấy tại Cộng hòa Sakha trong năm 2015, và được ước chừng 11.700 năm tuổi.
Xi-bê-ri- Siberia -"Siber/Chiber" Một từ tiếng Turk cổ (tiếng Bashkir/Tatar), có nghĩa là "đẹp" hay "sặc sỡ". Trong các ngôn ngữ Turk có từ "Seber(ү)" có nghĩa là "gió cuốn tuyết". "Shibir" - còn có giả thiết cho rằng tên gọi này là sự kết hợp của hai từ trong tiếng Turk cổ là "su" (nước) và "birr" (vùng đất hoang dã). Chỉ với ý nghĩa từ tên gọi đã cho thấy sự đặc sắc của vùng đất này.
Siberia chiếm 57% diện tích nước Nga và xấp xỉ Canada – nước lớn thứ hai thế giới. Siberia sáp nhập vào Nga từ thế kỷ XVII và là nơi sinh sống của nhiều dân tộc với các nền văn hóa khác nhau.
Khí hậu Xi-bê-ri khác biệt rất lớn vào các thời điểm trong năm. Xibia được xem là địa điểm có nhiệt độ thấp thứ nhì thế giới, chỉ kém châu Nam Cực. Với nhiệt độ kỷ lục ghi được -71 độ C. Tuy vậy, nhiệt độ mùa hè ở một số nơi ở Xi-bê-ri rất nóng và nắng nhiều, lên đến 36 - 38 độ C. Nhìn chung, các địa điểm ở Xi-bê-ri đều có khí hậu thất thường, có lúc rất nóng và có lúc rất lạnh do nằm sâu trong nội địa hay trên cao nguyên, có thời điểm nhiệt độ mùa hè và mùa đông tại Xibia chênh lệch tới hơn 100 độ C.
Một trong những điểm tham quan độc đáo nhất ở Siberia là hồ Baikal với diện tích tương đương đất nước Hà Lan. Ngoài ra, Baikal còn là hồ nước ngọt sâu và lâu đời nhất thế giới. Trữ lượng nước ngọt ở đây tương đương 20% lượng nước ngọt chưa đóng băng trên thế giới và 90% nếu chỉ tính ở riêng Nga.
Siberia sở hữu hệ thống đầm lầy lớn nhất Bắc Bán Cầu, Great Vasyugan. Đầm lầy toả đi hàng trăm kilomet theo mọi hướng mà không một vùng đất nào trên thế giới có đặc điểm tương tự như vậy.
Siberia có tới 4 con sông nằm trong top 10 sông dài nhất thế giới, lần lượt là Ob, Amur, Lena và Yenisei. Thế nhưng được nhắc tới nhiều hơn cả lại là sông Dalkdykan nhờ màu sắc đỏ như máu. Theo National Geographic, màu đỏ này có khả năng xuất phát từ một lượng lớn sắt tự nhiên trong lòng đất hoặc khởi nguồn từ sự rò rỉ hoá học.
Siberian husky là một trong những giống chó được yêu thích trên mạng xã hội nhờ vẻ ngoài xinh đẹp và thông minh. Chúng có nguồn gốc từ Siberia, được giao nhiệm vụ kéo xe đường dài trong điều kiện lạnh giá.
Với những du khách từ xa đến, lái xe ở Siberia là điều rất nguy hiểm. Vào mùa đông, các con đường hoàn toàn bị đóng băng và trơn trượt. Bạn phải giữ cho xe luôn nổ máy, hoặc là bạn sẽ không thể khởi động lại sau đó. Xe ôtô được chế tạo riêng chỉ để chạy trong điều kiện ở Siberia.