Trong thế giới tự nhiên, động vật ăn thịt kẻ thù hay đồng loại là điều hết sức bình thường để sinh tồn, cân bằng sinh thái. Tuy nhiên động vật tự ăn bản thân của chính mình thì lại là chuyện khác.
Hải tiêu được coi là loài động vật khá rùng rợn bởi chúng tự ăn não của mình trong quá trình phát triển.
Hải tiêu
Động vật tự ăn bản thân đầu tiên trong danh sách này là hải tiêu. Xuất hiện khắp các đại dương và thường sống bám vào thân tàu hoặc các các vật thể khác như đá hoặc san hô, hải tiêu dễ làm chúng ta lầm tưởng đó là một loài thực vật với màu sắc hết sức đa dạng, phong phú.
Tuy nhiên, bạn đừng để diện mạo hiền lành của nó đánh lừa. Hải tiêu được coi là loài động vật khá rùng rợn bởi chúng tự ăn não của mình trong quá trình phát triển.
Thực chất đó là quá trình sinh trưởng từ hải tiêu non với hình hài khá giống với nòng nọc (có đầy đủ mắt, não và đuôi) đến khi gắn cơ thể cố định vào một mặt bám và tiêu biến tất cả các bộ phận, chỉ còn lại một đốt thần kinh.
Có hải tiêu khi sinh sản từ thân mọc ra một mầm non, mầm này lớn dần lên rồi rời khỏi thân mẹ phát triển thành một cơ thể mới. Đó là mầm sinh thực của hải tiêu. Có hải tiêu lại sinh sản hữu tính, khi đó, hải tiêu lưỡng tính, trứng và tinh trùng không chín đồng thời nên không thể tự thụ, đành phải 'đi lại' với con hải tiêu khác.
Dế đuôi ngắn tự ăn đôi cánh của mình
Dế đuôi ngắn là loài dế có màu nâu nhạt, cơ quan sinh sản bị tiêu biến và khả năng đào hang rất thông minh. Khi hoàn thành, hang dế có nhiều phòng và lối đi lại thuận tiện – là nơi chúng dành phần lớn thời gian, trừ lúc đi tìm thức ăn và bạn tình.
Tuy nhiên, chúng lại có sở thích hết sức đặc biệt là tự ăn đôi cánh của mình. Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được hành vi kỳ lạ này.
Ăn chính mình vì tưởng mình là con mồi
Rắn ăn rắn là chuyện khá phổ biến nhưng có lẽ rắn tự ăn mình là câu chuyện kỳ dị khiến nhiều người sửng sốt.
Cùng với đó, khi đi săn, mùi của con mồi đôi khi sẽ bám vào phần đuôi của chúng. Khi đánh hơi thấy mùi này, nó cũng sẽ nghĩ đó là con mồi và ăn ngấu nghiến nó.
Rắn có bộ não nhỏ và chúng thiên về phản xạ hơn là tự chủ trong hành động, nên thường không ý thức được các hành động của mình. Cho tới khi nhận ra chính bản thân đang tự ăn mình thì đã quá muộn. Phần nọc độc dù nhỏ của chính con rắn cũng đủ khiến nó bỏ mạng.
Tiến sĩ Ajit Varki thuộc trường Đại học California (Mỹ) cho biết, loài rắn ăn đuôi mình là hành động phản xạ "hiểu lầm". Chúng không hề muốn tự sát như nhiều người vẫn nghĩ.
Giải thích điều này, tiến sĩ Varki cho biết: Để thu hút con mồi, một số loài thường vẫy đuôi để "bẫy mồi". Do hạn chế về tầm nhìn, chúng thiên về phản xạ nhiều hơn.
Do đó, hành động vẫy đuôi khiến chúng lầm tưởng đó là con mồi và dẫn đến hành động nuốt đuôi mình. Nọc độc chúng sở hữu lúc này trở thành vũ khí khiến chúng tự giết mình (trường hợp của loài rắn cây nâu Australia).
Nguyên nhân thứ 2 khiến loài rắn nhai đuôi, theo giải thích của chuyên gia thuộc Viện Smithsonia (Mỹ), đến từ tập tính săn mồi theo khả năng định vị mùi của loài rắn.
Khi đi săn mồi, ở nơi mà chúng trườn qua, mùi con mồi vô tình bám vào đuôi chúng. Do hạn chế về tầm nhìn nên chúng tưởng đó là con mồi ngay cạnh. Theo phản xạ, chúng nhanh chóng nhai phần đuôi mà chúng tưởng là con mồi béo bở.
Mèo có thói quen ăn nhau thai và uống nước ối của chúng sau khi sinh nở
Mèo có thói quen ăn nhau thai và uống nước ối của chúng sau khi sinh nở. Mục đích hành động này ở từng loài là không giống nhau, nhưng nhà khoa học Cynthia W. Coyle tới Trường Y Feinberg thuộc Đại học Tây Bắc ở thành phố Chicago, bang Illinois, Mỹ cho rằng hành vi này là để giảm đau khi sinh đẻ.
Video giải mã hiện tượng “động vật ăn thịt” chính mình:
1001 thắc mắc: Những loài động vật nào ‘tự ăn thịt mình’?