Chim dẽ mỏ mảnh (còn chưa tới 50 cá thể): Số lượng loài chim này còn lại rất ít (bên phải, cạnh chim dẽ Á Âu). Các cá thể chủ yếu sống ở Italy, Hy Lạp, Morocco và Hungary.
Báo Amur, loài động vật họ mèo có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất, vùng Viễn Đông nước Nga
Báo Amur hay còn được biết đến là báo Viễn Đông, Beo Mãn Châu, báo Hàn Quốc, hiện đang gần như bị tuyệt chủng bên ngoài khu vực lưu vực sông Amur ở phía đông nước Nga. Loài vật này có thể chạy với tốc độ 60 km/h và nhảy cao tới gần 6m so với mặt đất.
Liên minh Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên đã được coi báo Amur là loài cực kỳ nguy cấp, có nghĩa là nó được coi là đối mặt với một rất cao nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên. Loài báo này có họ hàng gần với loài báo châu Phi. Chúng có bộ lông dày để chống chọi với mùa đông.
Thức ăn của chúng là dê núi, heo rừng và cả những xác của các con tuần lộc đã chết. Mỗi lần sinh sản, chúng chỉ sinh không quá ba con non nhưng chỉ có một con sống sót. Hiện nay loài báo này đang có nguy cơ tuyệt chủng là 90% vì nạn đói và mất môi trường sống. Báo Amur là loài báo có tiếng gầm to nhất trong các loài báo hoa mai.
Ghi nhận cho thấy chỉ còn khoảng 60 cá thể vào năm 2015. Tất cả đều sống tại vườn quốc gia tại Nga.
Tê giác Java (60 cá thể): Tê giác Java có màu xám nhạt với sừng đơn dài khoảng 30 cm. Loài ăn cỏ này có thể cao 1,7 m, dài 3,2 m. Chúng chỉ sinh sống ở vườn quốc gia Ujung Kulon, Java, Indonesia.
Theo ông Muhammad Waladi Isnan, công tác tại Quỹ Tê giác Indonesia (YABI), sự xâm phạm của con người vào những khu vực hoang dã ảnh hưởng xấu đến các loài động vật ở đó cũng như gây bất lợi cho những nỗ lực bảo tồn cho dù có xảy ra hành vi săn bắn hay không. Những hành động phạm pháp này sẽ cản trở những nỗ lực giúp gia tăng số lượng tê giác Java.
Hổ Malay (250-340 cá thể): Hổ Malaya chỉ sống trong rừng nhiệt đới ở bán đảo Malay và mũi phía nam Thái Lan. Con trưởng thành có thể nặng tới 120 kg.
Linh miêu Iberia (404 cá thể): Đây là một trong những loài họ nhà mèo đang bị đe dọa nghiêm trọng nhất trên thế giới. Linh miêu Iberia có chân dài, đuôi ngắn, sống rải rác ở bán đảo Iberia, khu vực tiếp giáp Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Sao la, còn được gọi là kỳ lân Châu Á. Sao la sinh sống tại vùng rừng núi của Việt Nam và Lào, nhưng đã không được tìm thấy từ năm 1992 và hiện nay vẫn chưa có số liệu chính thức về số lượng cá thể này còn lại là bao nhiêu.
Sao la có vẻ ngoài giống với linh dương và bò rừng bison, thuộc họ động vật nhai lại. Theo Quỹ Bảo vệ Động vật hoang dã thế giới, loài sinh vật bí ẩn này rất khó để bắt gặp, các nhà khoa học chỉ ghi nhận thấy 4 lần gặp được chúng ngoài hoang dã.
Đười ươi Borneo. Trong khoảng 60 năm qua, số lượng cá thể loài đười ươi có vóc dáng vô cùng đặc biệt này đã giảm tới 50%.
Giống đười ươi này chỉ được tìm thấy trên đảo Borneo, hòn đảo lớn nhất Châu Á. Đười ươi Borneo có khuôn mặt to và bộ râu ngắn hơn nhiều so với các anh em họ đười ươi Sumantra của mình.
Có tất cả 3 nhánh của loài đười ươi Borneo, bao gồm nhánh sống ở vùng Tây Bắc, Đông Bắc và trung tâm. Phân loài lớn nhất sống ở khu vực trung tâm, có số lượng khoảng 35.000 con. Bị đe dọa lớn nhất là nhánh sống ở khu vực Đông Bắc, do môi trường sống bị tàn phá bởi nạn khai thác gỗ và săn bắn, nên đến nay chỉ còn khoảng 1.500 con.
Khỉ đột núi – Mountain gorillas. Giống loài này đã từng được dự đoán sẽ biến mất trên Trái Đất chúng ta vào cuối thế kỷ 20.
Hiện nay số lượng cá thể loại khỉ đột núi này chỉ còn khoảng dưới 900, một mức khá thấp. Các nhà hoạt động vì động vật đang ngày càng cố gắng để bảo vệ giống loài này khỏi sự de dọa từ con người.
Theo Tổ chức Động vật Hoang dã Châu Phi, mối đe dọa lớn nhất đối với khỉ đột núi phương đông này chính là do chiến tranh (phần lớn chính là sự xung đột ở Cộng hòa Công-gô), sự xâm lấn của con người và thoái hóa rừng.
Hiện số lượng khỉ đột núi đang sinh sống chính tại 3 nước và 4 công viên quốc gia, như Vườn quốc gia Bwindi ở Uganda và Vườn quốc gia Virunga ở Congo.
Cá sấu Philippine. Theo Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới WWF, hiện chỉ còn dưới 200 cá thế Cá sấu Philippine còn sống trong môi trường hoang dã. Số lượng loài này giảm nhiều do mất đi môi trường sống và do mắc vào các thiết bị đánh cá.