1001 thắc mắc: Loài tôm “cứng đầu” nhất thế giới, bất chấp nước nóng 450 độ C

Đỗ Hợp (T/H) |

Các nhà khoa học vừa mới tìm thấy một loài tôm sống ở gần miệng núi lửa cực sâu dưới đáy biển Caribe, nơi nhiệt độ nước có thể lên tới 450 độ C.

Khu vực quanh một trong những miệng núi lửa sâu nhất dưới đáy đại dương thuộc vùng Caribbean chính là nơi phát hiện Rimicaris hybisae - một loài tôm nhỏ với khả năng tồn tại cực kỳ đặc biệt, bởi chúng có thể sinh trưởng ở nơi có điều kiện vô cùng khắc nghiệt.

Loài sinh vật này được các nhà khoa học của NASA phát hiện khi đang tiến hành các nghiên cứu về môi trường sống dưới đáy đại dương (2013). Chúng nằm xếp chồng lên nhau, từng lớp từng lớp, trên những tảng đá có các mạch nước nóng phun trào liên tục.

Điển hình nhất chính là loài tôm "cứng đầu" có tên là tôm mù rimicaris hybisae - một "dũng sĩ" thách thức khả năng của các đầu bếp.

Đến nay, chưa từng có tài liệu nào nhắc đến việc chế biến món tôm này. Nguyên nhân vô cùng bất ngờ, đó là bởi loài tôm này không bị chết ở nhiệt độ 100 độ C, thậm chí đến 450 độ C chúng vẫn có thể sống và bò lổm ngổm.

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới. Chúng sống ở độ sâu dưới 5.000m, trong một khe nứt dưới đáy biển nơi có một ngọn núi lửa được biết tới với tên gọi là "Khói đen" vẫn đang phun các dòng nước nóng vào đại dương.

Loài tôm này được phát hiện tại vùng núi lửa sâu nhất dưới đáy biển Caribbean - nơi được coi là "nóng nhất hành tinh". Chúng có tên là tôm mù rimicaris hybisae do không có mắt để phù hợp với quá trình tiến hóa và môi trường sống khắc nghiệt dưới đáy biển. Thay vào đó, loài tôm này cảm thụ ánh sáng qua cơ quan trên lưng giúp điều hướng.

1001 thắc mắc: Loài tôm “cứng đầu” nhất thế giới, bất chấp nước nóng 450 độ C - Ảnh 1.

Liệu chúng có thể sống được ở hành tinh khác?

Các nhà khoa học cho rằng nếu loài tôm nói trên và các loài vi khuẩn tồn tại được trong môi trường cực đoan như thế của trái đất, chúng có thể sống ở những hành tinh khác có môi trường tương tự, như mặt trăng Europa của Mộc tinh (Jupiter), nơi mà dưới bề mặt có thể có nước.

“Trong hai phần ba lịch sử trái đất, sự sống đã chỉ tồn tại ở dạng hệ vi khuẩn”, Max Coleman, nhà khoa học cấp cao của Phòng thí nghiệm phản lực NASA, nói.”Trên Europa, nếu có sự sống thì khả năng cao chúng cũng tồn tại ở dạng vi khuẩn, và ở các rãnh nhiệt giống như ngoài biển Caribe”.

Nếu như loài tôm ăn các vi khuẩn, thì vi khuẩn ăn gì? Các nhà khoa học nói các loài vi khuẩn tồn tại bằng cách thực hiện các phản ứng hóa học: do trong những rãnh nhiệt thoát ra rất nhiều khí H2S, các vi khuẩn sẽ chuyển hóa chúng thành các vi chất hữu cơ.

Nhưng bất chấp điều kiện khắc nghiệt, những con tôm được đặt tên là Rimicaris hybisae vẫn sống thành từng đàn lên đến 2.000 con/m2 xung quanh miệng núi lửa cao 6m với vô số các lỗ thông hơi.

Các lỗ thông hơi này thường phun các chất lỏng nóng, nhiều đồng vào trong lòng đại dương. Các nhà khoa học không đo được nhiệt độ chính xác ở các lỗ thông hơi, nhưng theo ước tính của họ, nhiệt độ nước ở đây có thể nóng hơn 450 độ C.

Nhưng loài tôm Rimicaris hybisae lại ăn chính những thức ăn được “nấu chín” nhờ những rãnh nhiệt đó, chủ yếu là các loại vi khuẩn sinh sống ở bên trong các rãnh nhiệt.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại