Tổng thống Nga Vladimir Putin
Cho đến nay, giá dầu mỏ tăng cao giúp Nga tăng doanh thu và giảm bớt tác động từ việc thị trường bị thu hẹp.
Từ khi xung đột nổ ra, Ấn Độ từ chỗ gần như không nhập dầu của Nga đã chuyển sang mua gần 1 triệu thùng mỗi ngày, theo số liệu của Vortexa.
Trung Quốc cũng đẩy mạnh xuất khẩu, tăng gần gấp đôi nhập khẩu dầu thô của Nga trong giai đoạn từ tháng 2 – 6. Tuy nhiên, số liệu cho thấy lượng mua vào đến nay đã giảm gần 30% so với mốc đỉnh điểm.
Theo số liệu của Bloomberg, Mátxcơva thu về khoảng 160 triệu USD mỗi tuần từ thuế xuất khẩu dầu mỏ, cao hơn khoảng 25% so với các tháng trước khi nổ ra xung đột, nhưng đến nay giảm với mức tương đương so với đỉnh điểm hồi tháng 4 năm nay.
Vận chuyển dầu thô của Nga qua đường biển giảm 3,24 triệu thùng/ngày trong thời gian từ giữa tháng 6 đến ngày 15/7.
Dù vận chuyển dầu sang châu Á chiếm hơn một nửa tổng xuất khẩu dầu thô của Nga kể từ khi Mátxcơva mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, nhưng hoạt động này trong 4 tuần trước thời điểm 15/7 đã xuống mức thấp nhất trong 4 tháng.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng doanh thu từ xuất khẩu dầu mỏ của Nga chỉ giảm mạnh nếu lượng cầu của thế giới giảm, mà điều này khó có thể xảy ra trong một thời gian nữa.
Trong khi đó, chuyến đi của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Ả-rập Xê-út để thuyết phục đồng minh tăng sản lượng dầu gần như không thu được kết quả gì, vì thế triển vọng tăng nguồn cung sẽ rất khiêm tốn.
Tuần trước, giá dầu Brent giảm tuần thứ năm liên tiếp, chuỗi dài nhất kể từ đầu năm nay. Lạm phát tăng cao và tăng lãi suất cơ bản ở nhiều nước đang làm tăng nỗi lo suy thoái, trong khi thị trường năng lượng rơi vào tình trạng hỗn loạn.