Xem băng tan 40 năm tại Nam Cực trong 1 phút: Hậu quả thê thảm của biến đổi khí hậu là đây?

J.D |

Chẳng rõ băng tan tại Nam Cực có phải là do biến đổi khí hậu hay không. Chỉ biết là tốc độ tan chảy đang ngày càng nhanh.

Biến đổi khí hậu khiến băng tại 2 cực tan nhanh hơn, điều này thì ai cũng biết. Bằng chứng là những tảng băng trôi đang tách ra ngày một nhiều hơn từ Nam Cực, như gần đây nhất là tảng hình chữ nhật mà NASA đã công bố.

NASA công bố hình ảnh tảng băng trôi hình chữ nhật vuông thành sắc cạnh, xưa nay chưa nhìn thấy bao giờ Chuyện gì sẽ xảy ra với tảng băng hình chữ nhật từng gây sốt của NASA?

Nhưng để hình dung được cụ thể tốc độ hình thành băng trôi ở hai cực thì không phải là chuyện đơn giản. Bởi vậy mà mới đây, Marlo Garnsworthy và Kevin Pluck - 2 chuyên gia hoạt hình đứng đầu dự án Pixel Movers & Makers đã cho công bố một đoạn video clip.

Trong đó, họ tóm tắt lại quá trình băng vỡ và trôi đi tại Nam Cực trong 40 năm - từ 1976 đến 2017 - chỉ trong vòng vỏn vẹn 50s.

Được biết, Pixel Movers & Makers là một công ty hoạt hình, với mục tiêu thể hiện và tuyên truyền các vấn đề về tự nhiên cho khán giả. Và với video lần này, nhiều người sẽ phải ngạc nhiên khi thấy tốc độ băng tách ra từ Nam Cực là kinh khủng đến thế nào.

Quá trình băng trôi hình thành tại Nam Cực trong 40 năm qua

Cụ thể, video nhấn mạnh vào vụ tách băng vào năm 2002 của Larsen B - phân đoạn của thềm băng Larsen nằm ở rìa ở phía tây bắc của biển Weddell, kéo dài dọc theo bờ biển phía đông của bán đảo Nam Cực. Ngoài ra là B-15 - tảng băng trôi lớn nhất trong lịch sử với diện tích bề mặt lên tới 11.000 km2, tách ra từ Nam Cực vào tháng 3/2000.

"Tôi cũng có phần ngạc nhiên khi không thấy băng trôi tăng lên đáng kể trong những năm gần đây," - Garnsworthy chia sẻ với tờ Earther. "Về cơ bản, B-15 và Larsen B vẫn là 2 vụ lớn nhất."

Video được làm dựa trên các dữ liệu do ĐH Brigham Young (BYU, Mỹ), NASA và ESA cung cấp. Trong đó, nguồn dữ liệu của ĐH Brigham Young bao gồm 6 vệ tinh được trang bị máy đo tán xạ (scatterometer), cho phép theo dõi các vật thể có khả năng phản xạ năng lượng trên bề mặt của Trái đất.

Xem băng tan 40 năm tại Nam Cực trong 1 phút: Hậu quả thê thảm của biến đổi khí hậu là đây? - Ảnh 2.

Các tảng băng trong video đều phải đủ lớn để theo dõi bằng máy đo tán xạ, trong đó có cả B-15 - tảng băng buộc phải theo dõi đặc biệt để tránh tàu thuyền va phải.

Các tảng băng sau khi tách khỏi Nam Cực sẽ di chuyển sát bờ theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.

Chúng sẽ tiến vào khu vực mang tên "Iceberg Alley" (tạm dịch: hẻm băng trôi), rồi theo dòng chảy Nam Cực mà dịch chuyển xung quanh lục địa băng giá này. Gió và nước sẽ khiến chúng dần tan chảy, kích cỡ nhỏ dần cho đến khi hòa mình vào đại dương.

"May mắn là các dữ liệu đều rất tốt, không cần phải chỉnh sửa gì, nên tối có thể dựng được video luôn từ đó," - Pluck chia sẻ.

Về cơ bản, Nam Cực là một lục địa lớn, nên con người chỉ có thể thực sự nghiêm túc nghiên cứu về nó kể từ những năm 1970 - thời điểm vệ tinh ra đời. Bởi vậy, thực chất thì rất khó để xác định những tảng băng trôi này có thực sự liên quan đến quá trình biến đổi khí hậu hay không.

Xem băng tan 40 năm tại Nam Cực trong 1 phút: Hậu quả thê thảm của biến đổi khí hậu là đây? - Ảnh 4.

B-15, tảng băng trôi lớn nhất lịch sử

Chỉ biết rằng, tốc độ băng tan tại lục địa này đang ngày càng nhanh hơn. Tính từ năm 1992, hơn 3 nghìn tỉ tấn băng đã biến mất, trong đó có 40% chỉ trong 5 năm từ 2012 - 2017.

Những tảng băng trôi khổng lồ vẫn tiếp tục tách ra khỏi Nam Cực, và điều đó khiến những tảng tách ra sau đó ngày càng dễ trôi ra ngoài đại dương hơn. Xuống được những vùng biển ấm, băng sẽ tan nhanh hơn và khiến mực nước bển dâng lên.

Và nếu một ngày toàn bộ Nam Cực biến mất, mực nước biển sẽ tăng lên ít nhất là 50m.

Mục đích của cả 2 khi làm video này là để chỉ ra mức độ khẩn thiết để tìm hiểu lý do tại sao băng Nam Cực mất nhanh và nhiều đến thế. Ngoài ra thì còn là để kiểm soát sự gia tăng nhiệt độ của đại dương.

Tham khảo: Science Alert, National Geographic

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại