Phát hiện lục địa đã mất, ẩn dưới Nam Cực hàng triệu năm

Cẩm Mai |

Vệ tinh của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã phát hiện dấu tích lục địa đã mất ẩn dưới Nam Cực hàng triệu năm qua.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy dòng thời gian của những vùng đất cổ xưa bị chôn vùi 1,6 km dưới lục địa băng giá Nam Cực.

Các nhà khoa học cho biết các ảnh chụp đã làm sáng tỏ phát hiện mới ở Nam Cực - lục địa ít được biết đến nhất Trái Đất.

Họ đã sử dụng dữ liệu trường lực hấp dẫn đã chết lâu dài và khám phá hải lưu đại dương (GOCE), từ vệ tinh rơi xuống Trái Đất sau khi hết nhiên liệu vào năm 2013.

Trong 5 năm vệ tinh không hoạt động, các nhà khoa học vẫn thu thập dữ liệu trường lực hấp dẫn từ Trái Đất.

Một nhóm các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu GOCE để vạch ra chuyển động của các mảng kiến tạo Trái Đất dưới Nam Cực.

Hình ảnh mô phỏng các lục địa trôi dạt đã mất ngầm dưới Nam Cực - Ảnh 1.

Dữ liệu GOCE được vẽ thành bản đồ các lục địa trôi dạt.

Nghiên cứu của họ cho phép theo dõi những thay đổi kiến tạo ẩn trong 200 triệu năm qua, mang lại những hiểu biết mới về quá trình hình thành Nam Cực.

Hình ảnh mô phỏng các lục địa trôi dạt đã mất ngầm dưới Nam Cực - Ảnh 2.

Các lục địa trôi dạt cách đây 180 triệu năm.

Những hình ảnh trọng lực này đang cách mạng hóa khả năng nghiên cứu lục địa ít được biết đến nhất của trên Trái Đất, là Nam Cực.

Hình ảnh mô phỏng các lục địa trôi dạt đã mất ngầm dưới Nam Cực - Ảnh 3.

Các lục địa trôi dạt cách đây 10 triệu năm.

Ở Đông Nam Cực, chúng ta thấy một bức tranh khảm thú vị về các đặc điểm địa chất cho thấy sự tương đồng và khác biệt cơ bản giữa lớp vỏ bên dưới Nam Cực và các châu lục khác mà nó đã tham gia cho đến 160 triệu năm trước. 

Các nhà khoa học kết hợp với dữ liệu địa chấn GOCE để tạo ra các bản đồ 3D thạch quyển Trái Đất.

Thạch cầu được cấu thành từ lớp vỏ và lớp vỏ nóng chảy bên dưới bề mặt Trái Đất và bao gồm các dãy núi, đại dương và các khu vực đá được gọi là vùng tương đối im lìm của vỏ Trái Đất.

Vùng tương đối im lìm của vỏ Trái Đất là phần còn lại của các lục địa cổ đại gắn vào các lục địa hiện nay.

Phát hiện mới làm sáng tỏ sự tan vỡ của siêu lục địa Gondwana đã mất từ lâu dưới Nam Cực ngày nay.

Trong vùng đất này chia cách đây 130 triệu năm, bản đồ cho thấy Nam Cực và châu Úc gắn kết với nhau cách đây 55 triệu năm.

Nghiên cứu cũng tiết lộ rằng Tây Nam Cực có lớp vỏ mỏng hơn Đông Nam Cực, giống như châu Úc và Ấn Độ.

Hình ảnh mô phỏng các lục địa trôi dạt đã mất ngầm dưới Nam Cực - Ảnh 4.

Đông và Tây Nam Cực.

Các nhà khoa học hy vọng sẽ sử dụng phát hiện của họ để xem xét địa chất và cấu trúc lục địa của Nam Cực đang ảnh hưởng đến băng tan như thế nào.

Hình ảnh mô phỏng các lục địa trôi dạt đã mất ngầm dưới Nam Cực - Ảnh 5.

Vệ tinh vẽ bản đồ lực hấp dẫn của ESA.

Đồng thời, họ cũng biết quá trình các lục địa kết nối với nhau trong quá khứ trước khi chúng trôi dạt tách ra.

Nguồn bài: Daily Mail, nguồn ảnh: ESA


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại