Đức đã trình làng chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực mới - loại xe tăng mới đầu tiên sau hơn 40 năm. Panther bổ sung một khẩu súng lớn hơn, máy bay không người lái tự sát và một hệ thống mới để đánh bại vũ khí chống tăng tấn công hàng đầu. Ảnh: Getty Images
Hôm 14/6, công ty sản xuất vũ khí có trụ sở tại Düsseldorf, Rheinmetall, đã công bố KF51 Panther tại triển lãm vũ khí Eurosatory của Pháp. Triển lãm được tổ chức hai năm một lần, là nơi giới thiệu các nhà sản xuất vũ khí của Châu Âu quảng cáo thiết bị mới nhất của họ. Rheinmetall đã tiết lộ Panther có họa tiết ngụy trang kỹ thuật số màu xám, đen và vàng neon.
Cái tên Panther đã quá quen thuộc. Xe tăng Panzerkampfwagen V, còn được gọi là "Panther", được thiết kế vào năm 1942 để đối đầu với xe tăng Nga, bao gồm cả tăng hạng trung T-34. Panther từng là một trong những xe tăng tốt nhất trong chiến tranh, nhưng đã gặp khó khăn nghiêm trọng bởi các vấn đề về cơ khí và độ tin cậy. Panther xuất hiện lần đầu trong Trận Kursk năm 1943, và phục vụ trên cả mặt trận phía Đông và phía Tây, trong đó có trận chiến D-Day và Bulge.
KF51 là sự kế thừa của Leopard 2, một loại xe tăng cùng thời với M1 Abrams của Mỹ. Leopard 2 ra mắt vào đầu những năm 1980 và vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay trong nhiều quân đội trên thế giới. Leopard II đã được nâng cấp đều đặn trong nhiều thập kỷ, với phiên bản mới nhất là Leopard 2A7 của Quân đội Đức.
Nhưng đáng tiếc là, giống như nhiều hệ thống được nâng cấp, cuối cùng cũng đến lúc việc tiếp tục thêm những thứ mới vào hệ thống cũ trở nên không hiệu quả Cách duy nhất là phải thiết kế một thứ gì đó hoàn toàn mới.
Panther là loại xe tăng mới đó. Nó dường như sử dụng thiết kế thân cơ bản của Leopard 2, mặc dù hình dạng cho thấy lớp giáp mới dày hơn dọc theo mặt trước và hai bên. Panther vẫn giữ các đường nét của Leopard 2 trên khoang động cơ, nhưng có phần lồi lên rõ rệt. Mặc dù vậy, Panther được cho là vẫn trang bị động cơ 1.100 kilowatt / 1.500 mã lực, cùng công suất của Leopard 2.
Tháp pháo của Panther lớn hơn với các góc nhọn hơn và phần nhô ra lớn hơn nhiều so với khoang động cơ, tháp pháo này vừa để chứa đạn pháo lớn hơn, nặng hơn, vừa đóng vai trò đối trọng với khẩu pháo 130 mm mới. KF51 là xe tăng sản xuất đầu tiên được trang bị pháo chính 130 mm, phá vỡ tiêu chuẩn 120 mm hiện tại.
Mặc dù các nước NATO - đặc biệt là Mỹ, Đức và Pháp - đã thử nghiệm khẩu pháo cỡ nòng 130 mm lớn hơn vào những năm 1990, nhưng việc Chiến tranh Lạnh kết thúc và mối quan hệ tương đối tốt đẹp với Nga khiến cỡ đó trở nên không cần thiết.
Loại pháo mới, được đặt tên là Hệ thống súng tương lai (FGS), chủ yếu là để đáp lại xe tăng T-14 Armata mới của Nga, ra mắt lần đầu tiên vào năm 2015.
Rheinmetall tuyên bố FGS có “tầm tiêu diệt xa hơn 50%” so với loại 120 mm cũ. Loại pháo mới này là có chiều dài nòng gấp 52 lần đường kính nòng. Nó dài tới 6.760 mm. Nòng súng cũng được lắp một lớp vỏ kiểu thuyết vị lai, nhưng không rõ nó đóng góp như thế nào vào hiệu suất hay hiệu quả của xe tăng.
KF51, giống như Leopard 2, sử dụng bộ nạp đạn tự động cho pháo chính. Điều này đòi hỏi một kíp lái ba người bao gồm chỉ huy xe tăng, pháo thủ và lái xe. (xe tăng M1 Abrams của Mỹ sử dụng người để nạp đạn, thay vì tự động, nên kíp lái gồm 4 người). Tuy nhiên, KF51 vẫn có chỗ cho người lính thứ tư, hoạt động như một chỉ huy hoặc người điều khiển máy bay không người lái.
KF51 được trang bị một súng máy đồng trục 12,7 mm gắn bên cạnh pháo chính. Đây là loại súng lớn hơn và nặng hơn so với súng máy đồng trục trên các xe tăng cũ, thường gắn súng máy 7,62 mm.
Súng máy lớn hơn mang lại cho xạ thủ khả năng tấn công các mục tiêu nhẹ nhàng hơn, ít được bảo vệ hơn như xe tải, xe bọc thép hạng nhẹ, pháo binh và bộ binh mà không lãng phí đạn pháo 130 mm vào những mục tiêu bọc thép nhẹ.
Panther còn được trang bị một số tính năng mới khác. Xe tăng này bao gồm các camera kỹ thuật số hướng ra bên ngoài, giúp kíp lái có thể quan sát 360 độ mà không để lộ mình trước hỏa lực đối phương. Một khẩu súng máy 7,62 mm thứ hai có thể điều khiển từ xa từ bên trong xe tăng để nhắm mục tiêu máy bay không người lái và mục tiêu mặt đất.
KF51 có thể phóng 4 chiếc drone trinh sát từ tháp pháo, cho phép xe tăng tiến hành trinh sát cục bộ. Một bệ phóng máy bay không người lái được tích hợp trong tháp pháo.
Các vũ khí tấn công xe tăng hàng đầu như NLAW của Thụy Điển và Javelin của Mỹ đã chứng minh được hiệu quả tàn phá khủng khiếp ở Ukraine với vô số xác xe tăng và xe bọc thép bỏ lại. Hầu hết các xe tăng của phương Tây cũng đều dễ bị tổn thương tương tự và hệ thống phòng thủ tấn công hàng đầu của Panther là hệ thống có tiếng đầu tiên dùng để giải quyết các loại vũ khí tấn công hàng đầu.
Không rõ hệ thống phòng thủ mới hoạt động như thế nào, trong khi có những tin đồn rằng nó có thể liên quan đến các máy bay không người lái di chuyển để đánh chặn tên lửa và rocket đang bay tới.
Một trong những điều thú vị nhất về KF51 là nó chỉ nặng 59 tấn. Xe tăng này tương đối mảnh mai theo tiêu chuẩn hiện đại và hứa hẹn sẽ nhanh nhẹn, linh hoạt. Phiên bản mới nhất của M1 Abrams nặng 73,6 tấn nhưng không có các tính năng như súng lớn hơn, đạn dược và máy bay không người lái.
Rheinmetall tuyên bố rằng xe tăng Panther sử dụng hệ thống phòng thủ chủ động (hệ thống bảo vệ chủ động bắn hạ tên lửa bay tới), phòng thủ phản ứng và phòng thủ thụ động (lớp giáp bằng thép composite) để bảo vệ chiếc xe tăng. KF51 có thể dựa nhiều hơn vào hệ thống phòng thủ chủ động và phòng thủ phản ứng nhẹ thay vì trang bị phòng thủ thụ động hạng nặng hơn.