Việt Nam xếp thứ 116/177 về chỉ số cảm nhận tham nhũng

Việt Nam xếp hạng 116 trên tổng số 177 quốc gia và vùng lãnh thổ với điểm số 31/100 (0 chỉ mức độ tham nhũng cao và 100 là rất trong sạch).

Số liệu theo công bố về chỉ số “Cảm nhận Tham nhũng 2013” của Tổ chức Minh bạch Quốc tế ngày 3/12.

* Việt Nam không có cải thiện, Lào và Myanmar tiến bộ

Tổ chức Minh bạch Quốc tế đánh giá mức độ tham nhũng trong khu vực công của Việt Nam vẫn còn nghiêm trọng. So với năm 2012, điểm số của Việt Nam không có sự cải thiện, phản ánh các nỗ lực về phòng, chống tham nhũng đang trì trệ và không hiệu quả.

So với các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ 7 trong bảng xếp hạng tham nhũng, sau Singapore, Brunei, Malaysia, Philippines, Thailand và Indonesia. Trong khu vực, Brunei, Lào và Myanmar là những nước có sự cải thiện rõ rệt về điểm số so với năm trước.

Trong bảng Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng 2013, Đan Mạch và New Zealand dẫn đầu với 91 điểm mỗi nước. Afghanistan, Triều Tiên và Somalia được cho là tham nhũng nhất, mỗi nước chỉ đạt được 8 điểm.

“Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng 2013 cho thấy các nước vẫn đang phải đối mặt với hiểm họa tham nhũng ở mọi cấp của chính phủ, từ việc cấp giấy phép ở địa phương cho đến thi hành các luật và quy định”, Bà Huguette Labelle, Chủ tịch Tổ chức Minh bạch Quốc tế nói.

Theo bà Labelle, ngay cả những nước có kết quả tốt hơn vẫn phải đối mặt với các vấn đề còn tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng lớn như chiếm đoạt nhà nước, tài trợ chiến dịch tranh cử và giám sát các hợp đồng lớn về mua sắm công.

Tổ chức Minh bạch Quốc tế cho rằng, tham nhũng trong khu vực công vẫn còn là một trong những thách thức lớn nhất trên thế giới. Trong khi đó, việc điều tra và truy tố các vụ án tham nhũng vẫn còn rất khó khăn. Tổ chức này cũng cảnh báo tham nhũng đang trở thành một rào cản vô cùng lớn đối với những nỗ lực trong tương lai nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, khủng hoảng kinh tế và nghèo đói.

“Đã đến lúc cần phải chặn lai những kẻ tham nhũng nhưng thoát khỏi trừng phạt. Những lỗ hổng pháp lý và thiếu quyết tâm chính trị trong chính phủ đang tạo điều kiện cho tham nhũng tồn tai trong mỗi quốc gia và xuyên biên giới, đồng thời cho thấy cần phải tăng cườn

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại