Việt Nam sẽ có nhiều người như Nguyễn Hà Đông, Mark Zuckerberg?

Hoàng Đan |

Đó là những kỳ vọng của Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel Tống Viết Trung và "nữ hoàng khởi nghiệp Việt Nam" Trương Thanh Thủy đưa ra.

Khi trẻ em trở thành lập trình viên

Chia sẻ về quá trình học lập trình của mình, "nữ hoàng khởi nghiệp Việt Nam" Trương Thanh Thủy đã kể lại câu chuyện học bơi của mình để như muốn nói về kỹ năng cho sự bắt đầu.

Theo Trương Thanh Thủy, chị sinh ra và lớn lên ở Đồng Nai. Khi đó, ở dưới quê, đất rộng nên mẹ có đào cho cái ao nhưng không bơi được nên xây thành hồ.

"Sau đó, mẹ nhờ người ta dạy cho tập bơi. Tôi bắt đầu học bơi từ khi 5 tuổi, đến khi 7 tuổi thì thầy bảo với mẹ là con chị không phải không bơi được, do thiếu kỹ năng mà bị tâm lý sợ nước.

Cho nên giờ kỹ năng có, rơi xuống biển cũng không sợ chết nhưng cả đời sẽ không bơi được vì tâm lý.

Đến năm tôi 10 tuổi thì gia đình cho tôi đi học môn lập trình Pacal và khi đó, nhà chưa có máy vi tính nên phần mềm đầu tiên tôi viết là trên máy tính.

Có được điều đó chính là sự tò mò. Thiên tài thì 99% là sự cố gắng còn lại 1% là may mắn, đối với tôi, việc mẹ cho đi học bơi, lập trình chính là kỹ năng", Trương Thanh Thủy bày tỏ.

Nữ hoàng khởi nghiệp Việt Nam Trương Thanh Thủy.
"Nữ hoàng khởi nghiệp Việt Nam" Trương Thanh Thủy.

Cũng theo Trương Thanh Thủy, nhiều phụ huynh vẫn cho rằng, lập trình là kỹ năng đối với con người tốt nghiệp cấp 3, đi vào học Đại học.

"Tại sao mỗi năm có hàng ngàn sinh viên đi vào trường Bách khoa, tự nhiên chỉ để học lập trình.

Lập trình là thứ mà đứa trẻ 10 tuổi có thể viết được phần mềm rồi. Thế giới ngày nay, một đứa trẻ 8 tuổi sử dụng internet nhanh hơn một con người 28 tuổi.

Vì vậy, tại sao chúng ta phải đợi 18 tuổi để đi vào đại học học lập trình?", chị Thủy đặt câu hỏi.

Chị Thủy cũng cho hay, ước mơ to lớn nhất của chị khi khởi nghiệp là xây dựng một cái gì để lại cho đời.

"Cái đó là đáng thời gian, thời gian của con người là hữu hạn còn thời gian là vô hạn nên mình muốn để lại cái gì đó cho đời...", chị Thủy nhấn mạnh.

"Việt Nam sẽ có nhiều Hà Đông, Mark Zuckerberg​"

Nhấn mạnh thêm, chị Thủy mong muốn, các bậc phụ huynh, nhà trường hãy nghĩ lập trình là kỹ năng như các em đi học thể dục thẩm mỹ, học bơi.

Chúng ta mong sau này Việt Nam sẽ không còn là đất nước đi theo nước khác mà trẻ em Việt Nam vươn lên, dẫn đầu.

"Trong những gương mặt tiêu biểu vừa rồi chúng ta có Nguyễn Hà Đông nhưng không phải ai học lập trình sẽ thành Nguyễn Hà Đông, Mark Zuckerberg.

Nhưng nếu Việt Nam có nhiều người học lập trình thì sẽ có nhiều Nguyễn Hà Đông và biết đâu sẽ có một Mark Zukenberg nữa được sinh ra ở nước ta", chị Thủy chia sẻ mong muốn.

Cũng có mặt tại đây, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel Tống Việt Trung cũng chia sẻ, cách đây 2 năm, người đứng đầu Viettel - Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng đã từng tuyên bố, Viettel sẽ đưa viễn thông và CNTT len lỏi vào mọi ngõ nách của cuộc sống.

Để thực hiện việc đó, Viettel đã xây dựng hạ tầng viễn thông tốc độ cao trên cả nước, xây dựng lực lượng CNTT lên tới hàng ngàn người...

"Chúng tôi tin tưởng Việt Nam có thể tạo được vị thế của mình bằng việc trở thành trung tâm của thế giới về phát triển ứng dụng dành cho di động. Hạ tầng đã có, sự thấu hiểu và nhu cầu xã hội cũng được chuẩn bị xong.

Điều chúng ta cần nhất hiện nay là lập trình viên. Để trở thành một lập trình viên giỏi thì cần 10.000 giờ rèn rũa, vậy tại sao chúng ta không bắt đầu từ sớm để làm việc này", ông Trung bày tỏ.

Ông Tống Việt Trung.
Ông Tống Việt Trung.

Ông Trung cũng nhìn nhận, các em học sinh bắt đầu với lập trình nhưng hãy đừng dừng lại và tiếp tục tạo ra những sản phẩm cho riêng mình.

Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel cũng tin tưởng chắc chắn:

"Việt Nam sẽ có nhiều Nguyễn Hà Đông, sẽ có nhiều thế hệ thành công trước 30 tuổi như Mark Zuckerberg khi các em học sinh có niềm đam mê, nỗ lực rèn luyện kỹ năng lập trình...".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại