Săn "lộc trời" nhìn ghê người kiếm cả triệu mỗi ngày

B. Bình |

Sùng đất được ví von như loài hải sâm trên cạn, mùa săn sùng chỉ kéo dài trong 3 tháng. Những ngày bội thu, người dân có thể kiếm được tiền triệu một cách dễ dàng.

Theo ghi nhận trên tờ Người đưa tin thì cách đây vài năm, người nông dân luôn phải bực mình và dùng đủ mọi cách để tiêu diệt sùng đất bởi chúng là “hung thần” tàn phá mùa màng.

Sùng đất (hay còn gọi là con cơ đang) là ấu trùng của con bọ hung, chúng chuyên ăn phá mía non, khoai mì. Sùng đất ăn mía có màu vàng đậm, còn loại ăn khoai mì có màu trắng, to hơn sùng mía. 

Song 2-3 năm trở lại đây, sùng đất trở thành mặt hàng “nóng”, giá biến động đến chóng mặt!

Vào chính vụ năm ngoái, sùng đất được bán với giá từ 300.000 đồng/kg đến 400.000 đồng/kg, thời gian hiếm có thể lên đến 500.000 đồng/kg, món sùng đất “nhìn thấy ghê” này được quý ông đổi tên thành “nhìn là…mê”.

Nguyên nhân chính dẫn đến "cơn sốt" săn lùng sùng đất là do các quý ông truyền tai nhau về tác dụng phòng the của loài côn trùng này.

Thực tế, những người dân miền núi nơi đây chưa hề đọc một tài liệu khoa học nào chứng minh con sùng đất có tác dụng trong y học.

Tuy nhiên qua thực tế sử dụng, họ nhận ra thịt sùng đất rất ngon, ngọt đậm như thịt gà, không chỉ có tác dụng trong “chuyện ấy” mà còn làm giảm dần các cơn đau khớp, nhức mỏi.

Hàng năm, khi những cơn mưa cuối mùa và những trận lụt đã dứt, đồng bào Cơ Tu ở miền núi phía Tây Quảng Nam lại rủ nhau men theo các bờ suối để đào tìm thứ "lộc trời cho" này.

Thông thường, sùng đất trưởng thành vào mùa mưa, độ vào giữa tháng 8 cho đến hết tháng 12 (Âm lịch). Vì chu kì vòng đời của loài côn trùng này ngắn như vậy nên đến mùa sùng đất, đồng bào Cơ Tu lại tranh thủ hết sức có thể đào bắt.

Ngoài món ăn truyền thống, cơ đang um với đọt non, sùng đất còn được chế biến thành nhiều món khác nhau, từ xào, luộc, nướng... Tuy nhiên, hai món mà người dân địa phương hay làm nhất vì nhanh và ngon miệng là sùng xào hoặc nướng.

Dưới đây là một số hình ảnh đào bới, săn lùng sùng đất tại một số khu vực thuộc các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi:

Sùng đất đồng bào Cơ Tu coi là bí quyết “ngàn năm tráng kiện”. Ảnh: Giadinh.net
Sùng đất đồng bào Cơ Tu coi là bí quyết “ngàn năm tráng kiện”. Ảnh: Giadinh.net

Sùng đất được cho là loại côn trùng sạch, bởi chúng sống ở những vùng đất xa khu dân cư và ăn rễ các loại cây không độc hại. Ảnh: Giadinh.net

Sùng đất được cho là loại côn trùng sạch, bởi chúng sống ở những vùng đất xa khu dân cư và ăn rễ các loại cây không độc hại. Ảnh: Giadinh.net


Không chỉ ở Quảng Nam, những người dân ở khu vực cánh đồng bãi bồi Thổ Lưu, thôn Đông Hòa, xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) thường đào sùng đất từ khoảng 6 giờ đến 11 giờ sáng và tiếp tục từ 14 giờ đến 17 giờ 30. Ảnh: Dân việt

Không chỉ ở Quảng Nam, những người dân ở khu vực cánh đồng bãi bồi Thổ Lưu, thôn Đông Hòa, xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) thường đào sùng đất từ khoảng 6 giờ đến 11 giờ sáng và tiếp tục từ 14 giờ đến 17 giờ 30. Ảnh: Dân việt


Vào đầu mùa con sùng đất chỉ to bằng khoảng ngón tay giữa nên trọng lượng khoảng 170 con/kg. Càng về cuối mùa thì sậy càng to hơn, với kích cỡ bằng ngón tay cái của người lớn nên chỉ khoảng 150 con là được 1kg, một người dân trong vùng cho biết. Ảnh: Dân việt

"Vào đầu mùa con sùng đất chỉ to bằng khoảng ngón tay giữa nên trọng lượng khoảng 170 con/kg. Càng về cuối mùa thì sậy càng to hơn, với kích cỡ bằng ngón tay cái của người lớn nên chỉ khoảng 150 con là được 1kg", một người dân trong vùng cho biết. Ảnh: Dân việt

Vị thuốc quý trong Đông y

Trong Đông y, Nam y, sùng đất cũng được các thầy thuốc sử dụng từ lâu, tuy chưa có tài liệu y học nào ghi nhận việc loại côn trùng này có tác dụng trong việc tăng cường khả năng “giường chiếu”.

Về việc sử dụng sùng đất để tăng cường “bản lĩnh đàn ông”, lương y Phó Hữu Đức, Hội Đông y Hà Nội cho biết: “Sùng đất là một vị thuốc quý được sử dụng trong Đông y từ lâu.

Các thầy thuốc thường dùng nó để trị chứng mụn nhọt còn về tác dụng trong chuyện “gối chăn” thì tôi chưa nghe ai nói cũng chưa thấy tài liệu y học nào ghi nhận.

Có lẽ đây chỉ là kinh nghiệm dân gian của đồng bào miền núi, rồi qua lời đồn thổi biến thành “thần dược”.

Dựa trên kinh nghiệm của chính người sử dụng cũng có thể đánh giá được phần nào công dụng của vị thuốc nhưng phải nghiên cứu trên cơ sở khoa học và trên diện rộng.

Bên cạnh đó, côn trùng sống dưới đất luôn tiềm ẩn những độc đố, vì vậy người dân cũng nên cẩn trọng trong quá trình chế biến và sử dụng”.

Theo Giadinh.net

Tổng hợp

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại