Nhân vụ tố nhận hối lộ: Đường sắt VN có bao nhiêu BQL dự án?

Y. Dương (Tổng hợp) |

(Soha.vn) - Cơ cấu tổ chức Đường sắt Việt Nam gồm: Ban Quản lý các dự án Đường sắt (RPMU) và Ban Quản lý dự án Đường sắt khu vực 1, 2, 3.

>> Đang kiểm tra “cáo buộc” quan chức VN nhận hối lộ 16,5 tỷ đồng
>> Luật sư phân tích về cáo buộc quan chức VN nhận hối lộ 16,5 tỷ
>> Vụ "hối lộ 16,5 tỷ": Dừng công tác Giám đốc BQL Dự án đường sắt
>> Nghi án công ty Nhật đưa hối lộ: Xử lý nghiêm, bất kể ai
>> Nghi án "nhận hối lộ 16 tỷ": Bộ Công an cần khởi tố vụ án
> Soi công ty dính nghi án hối lộ quan chức ngành đường sắt Việt
> Những quan chức Việt nào "dính chàm" trong các dự án ODA?
> Tiết lộ tuyến đường sắt liên quan đến nghi án "lại quả" 16 tỷ

Chủ tịch Tập đoàn Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) Tamio Kakinuma mới đây khai báo đã “lại quả” 80 triệu yen (khoảng 16 tỷ đồng) cho quan chức ngành đường sắt Việt Nam. Cụ thể là một lãnh đạo Văn phòng quản lý dự án tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Chiều 23/2, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã yêu cầu các cá nhân có liên quan giải trình vụ việc.

Theo thông tin trên Đường sắt Việt Nam, ngày 13/11/2009, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 1883/QĐ-TTg về việc thành lập Công ty mẹ - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Tiếp đó, ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 973/QĐ-TTg chuyển Công ty mẹ - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Trong cơ cấu tổ chức Đường sắt Việt Nam hiện nay, riêng về Ban Quản lý dự án đường sắt, theo tìm hiểu gồm có: Ban Quản lý các dự án Đường sắt (RPMU); Ban Quản lý dự án Đường sắt khu vực 1; Ban Quản lý dự án Đường sắt khu vực 2; Ban Quản lý dự án Đường sắt khu vực 3.

Trong đó, Ban Quản lý các dự án Đường sắt (Railway Projects Management Unit - RPMU) là đơn vị sự nghiệp công thuộc Đường sắt Việt Nam, có chức năng đại diện chủ đầu tư thực hiện việc quản lý các dự án đầu tư cho Đường sắt Việt Nam, chủ yếu là các dự án ODA.

Ngày 1/6/2011, Tổng giám đốc ĐSVN đã ký Quyết định số 488/QĐ-ĐS điều động và bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Hiếu – Kỹ sư xây dựng Đường sắt, cử nhân kinh tế, Trưởng ban Quản lý đầu tư và xây dựng giữ chức Giám đốc Ban Quản lý các dự án Đường sắt (RPMU).

Ông Hiếu hiện vẫn đang đương chức.

Sau khi có nghi án "lại quả" 16 tỷ đồng kể trên, 4 lãnh đạo Ban Quản lý các dự án đường sắt (RPMU) đã bị tạm dừng công việc để giải trình vụ việc. Đó là 2 Phó Tổng giám đốc RPMU Ngô Anh Tảo và ông Trần Quốc Đông, cùng Giám đốc RPMU Nguyễn Văn Hiếu. Cục Đường sắt Việt Nam cũng đã tạm dừng công việc đối với Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt Trần Văn Lục.

Trong số các Ban quản lý dự án Đường sắt khu vực, được biết, ngày 10/12/2013, Chủ tịch Hội đồng thành viên Đường sắt Việt Nam đã có Quyết định số 1789/QĐ-ĐS về việc điều động bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng ban Chuẩn bị đầu tư các dự án Đường sắt giữ chức Giám đốc Ban Quản lý dự án Đường sắt khu vực 1. Ông Hùng bắt đầu công tác ở vị trí này kể từ ngày 1/1/2014.

Ban Quản lý dự án đường sắt khu vực 2 do ông Đặng Sỹ Mạnh làm Giám đốc, có trụ sở tại Đà Nẵng.

Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đường sắt khu vực 3 hiện là ông Nguyễn Vũ Thành. Trước đó, ông Thành từng là Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đường sắt khu vực 3.

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại