"Hổ cụt Tây Nguyên" và chuyện ít kể về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Hoàng Đan |

Tướng Lê Hữu Đức chia sẻ, gần 20 năm làm việc gần Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhưng không bao giờ người mắng, không bao giờ đập bàn hay sẵng giọng...

Trong câu chuyện với chúng tôi tại nhà riêng, dù tuổi đã cao, không con khỏe bởi 17 lần bị thương và gửi lại một phần thân thể ngoài chiến trường, nhưng khi nhắc đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Tổng tư lệnh của mình, trung tướng Lê Hữu Đức, nguyên Cục trưởng Cục tác chiến (Bộ Tổng Tham mưu QĐNDVN), người được mệnh danh là "hổ cụt Tây Nguyên" vẫn có cảm xúc bồi hồi như thời là "lính chiến". Ông rơm rớm nước mắt khi nhớ lại những kỷ niệm với Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Chuyện may bộ quân phục cuối cùng cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp Chuyện may bộ quân phục cuối cùng cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp

"Nhận được lệnh khẩn từ cấp trên, chúng tôi ngay lập tức tiến hành may bộ quân phục cuối cùng cho Đại tướng . Vừa may, chúng tôi vừa khóc...", Thượng tá Tâm xúc động kể lại.

“Tôi được gặp Đại tướng lần đầu năm 1954, lúc đó người đang là Tổng Tư lệnh, ngoài chỉ huy trực tiếp chiến trường Điện Biên Phủ, còn chỉ huy trên các chiến trường xa. Lực lượng lúc đó phải chia làm hai, ngoài đại bộ phận cơ quan tham mưu hậu cần chính trị ở lại phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ thì 4 người, trong đó có 2 cán bộ quân báo và 2 cán bộ Cục Tác chiến lập thành một tổ công tác phụ trách thông tin các chiến trường xa.

Tôi lúc đó là Trung đoàn phó được chỉ định làm tổ trưởng. Chúng tôi được phân công theo dõi chiến trường Quân khu 5 (cả Tây Nguyên), Bình Trị Thiên, Trung Hạ Lào, Nam Bộ, Đông Bắc Miên. Trước khi Điện Biên Phủ nổ súng, tôi không được gặp ngay Đại tướng, mà báo cáo phải qua thủ trưởng của tôi, lúc đó là Cục trưởng Cục Tác chiến Trần Văn Quang.

Nhưng khi chiến dịch bắt đầu nổ ra, tôi không phải qua Cục trưởng nữa, mà được trực tiếp báo cáo với Tổng Tư lệnh, không quy định giờ giấc nào cả. Bất cứ khi nào tiếng súng Điện Biên Phủ vắng đi là tôi lên báo cáo tình hình các chiến trường xa. Có thể là sáng, trưa, tối, khuya…” - tướng Đức kể.

Quân ủy Trung ương đang theo dõi diễn biến chiến dịch Hồ Chí Minh (tháng 4.1975). Trong ảnh, từ trái sang phải: Đại tá Lê Hữu Đức (Cục trưởng Cục tác chiến), Thượng tướng Hoàng Văn Thái (Phó tổng tham mưu trưởng), Thiếu tướng Vũ Xuân Chiêm (Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần), Thượng tướng Song Hào (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị), Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Tổng tư lệnh, Bộ trưởng Quốc phòng, Bí thư Quân ủy Trung ương), Trung tướng Lê Quang Đạo (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị)

Quân ủy Trung ương đang theo dõi diễn biến chiến dịch Hồ Chí Minh (tháng 4.1975). Trong ảnh, từ trái sang phải: Đại tá Lê Hữu Đức (Cục trưởng Cục tác chiến), Thượng tướng Hoàng Văn Thái (Phó tổng tham mưu trưởng), Thiếu tướng Vũ Xuân Chiêm (Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần), Thượng tướng Song Hào (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị), Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Tổng tư lệnh, Bộ trưởng Quốc phòng, Bí thư Quân ủy Trung ương), Trung tướng Lê Quang Đạo (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị)

Cũng theo tướng Đức, lúc chưa gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông rất rất lo nhưng khi gặp rồi, cảm nhận của ông về tướng Giáp là một lãnh đạo rất thân tình.

"Khi tôi vào báo cáo thì câu đầu tiên mà Đại tướng hỏi tôi là: "Anh ở đâu về? Tay bị thương vì chiến đấu chứ? Có trở ngại gì không?". Thấy Đại tướng hỏi rất nhẹ nhàng nên lúc đó tôi mới thực sự nhẹ nhõm” - tướng Đức nhớ lại.

Từ sau chiến dịch Điện Biên Phủ, tướng Đức được làm việc gần Đại tướng. Suốt 20 năm gần người, quãng thời gian đó, không bao giờ ông quên được.

"Khi chiến dịch Điện Biên Phủ nổ ra, tôi có thể gặp và báo cáo tình hình với Đại tướng vào buổi sáng, có thể buổi trưa, có thể buổi chiều, có thể là 1 - 2 giờ đêm. Lúc đó, Đại tướng đã rất mệt, tôi tưởng người sẽ quát mắng nhưng không, bao giờ Đại tướng cũng lắng nghe. Nếu cấp dưới đúng thì Đại tướng biểu dương, chỗ nào sai thì người rút kinh nghiệm. Đại tướng còn đọc từng câu, từng dấu chấm phẩy cho tôi đánh điện báo đi.

Sau này cũng vậy, tôi làm việc gần ông 20 năm, không bao giờ ông mắng, không bao giờ đập bàn, sẵng giọng. Không chỉ với các cán bộ trẻ như chúng tôi, mà với cả các đồng chí ở quân khu xa về, bao giờ cũng thế, ông yêu cầu Cục Tác chiến bố trí để nghe tất cả báo cáo.

Miền Nam báo cáo, Bình Trị Thiên báo cáo, Trung Hạ Lào báo cáo… Có khi báo cáo đến 5, 6 ngày, nhưng ông luôn muốn nghe trực tiếp từ các đồng chí ngoài mặt trận. Ông bao giờ cũng dặn các đồng chí ở chiến trường về phải gặp "đồng chí Văn" đã, hoặc ở khu A hoặc ở nhà riêng 30 Hoàng Diệu”, tướng Đức chia sẻ.

Tướng Đức cũng bày tỏ, trong ký ức của ông, Đại tướng có 2 điều mà hiếm ai có được, đó là sự dân chủ và một "đầu óc mở", không bao giờ duy ý chí. 

Trung tướng Lê Hữu Đức.
Trung tướng Lê Hữu Đức.

"Ông lắng nghe tất cả. Phải nói Đại tướng Võ Nguyên Giáp có một tinh thần dân chủ đặc biệt. Ông không hề phê phán ý kiến nào, kể cả ý kiến khác với mình, mà lắng nghe, gợi ý nói sâu hơn. Ý kiến đó đồng chí nói thế chưa rõ, nói hết đi. Tinh thần dân chủ đó chỉ riêng ông có.

Khu A hay nhà riêng của Đại tướng tại 30 Hoàng Diệu không chỉ là nơi bàn chuyện chiến đấu mà còn là nơi để Tư lệnh các chiến trường, cán bộ mặt trận trút hết nỗi niềm.

Có những cái trong hội nghị chung người ta không nói, nhưng gặp riêng Đại tướng người ta nói. Kể cả có những điều tâm tư nhất, những cái "lăn tăn" trong chỉ đạo của Quân ủy Trung ương…, anh em đều báo cáo thật hết, nhưng Đại tướng không bao giờ nạt nộ.

Được làm việc dưới quyền Đại tướng, chúng tôi cũng thấy rõ Đại tướng luôn yêu cầu chiến thắng thì tối đa nhưng thương vong thì tối thiểu, phải tìm mọi cách khắc phục từ nghệ thuật chiến lược đến đường lối chiến dịch. Cho nên các tư lệnh chiến trường đều nói, Đại tướng là người biết quý từng giọt máu của chiến sỹ. Điều đó là vô cùng quý" - tướng Đức cho hay.

Anh hùng La Văn Cầu và lời khen của Đại tướng Võ Nguyên Giáp Anh hùng La Văn Cầu và lời khen của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(Soha.vn) - Đã hơn 60 năm trôi qua nhưng những lời khen khi tổng kết chiến dịch Biên giới của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn in đậm trong tâm trí anh hùng La Văn Cầu...

Một điều cũng làm nên con người đặc biệt của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, theo trung tướng Lê Hữu Đức chính là ông có một trình độ văn hóa rất cao.

“Ngày xưa cử nhân Luật có mấy người, chỉ tính trên đầu ngón tay thôi. Ông có kiến thức, lại sớm được giác ngộ cách mạng và được Bác Hồ bồi dưỡng, ông có một phương pháp luận hết sức biện chứng, khoa học, tỉ mỉ, không hề phạm một chút sai lầm nào về duy ý chí” - tướng Đức bồi hồi nhớ lại.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại