GS ngành Y nói về bác sĩ ném xác phi tang: Không thể tha thứ được

Nguyễn Huệ |

(Soha.vn) - Bác sĩ làm nhiệm vụ cứu người lại phi tang xác nạn nhân đầy dã tâm. Đạo đức nghề nghiệp, lương tâm của người làm ngành y... là không thể chấp nhận và tha thứ được.

>> Xem toàn bộ vụ TRỌNG ÁN THẨM MỸ VIỆN LÀM CHẾT NGƯỜI, VỨT XÁC xuống sông Hồng

Thẩm mỹ viện Cát Tường nằm ngay mặt đường Giải Phóng, ở vị trí trung tâm khu dân cư, được quảng cáo rầm rộ trên nhiều trang báo điện tử và thông tin mạng. Chỉ đến khi sự việc làm chết người rồi vứt xác khách hàng ra sông Hồng xảy ra thì mọi người mới tá hỏa vì thẩm mỹ viện này dù hoạt động công khai nửa năm nay nhưng không có giấy phép hành nghề.

GS.BS Đặng Hanh Đệ, Chủ tịch sáng lập Hội Phẫu thuật tim mạch & lồng ngực Việt Nam đã ví hành động của Nguyễn Mạnh Tường là hành động của một tên cướp. Bởi lẽ, một bác sĩ làm nhiệm vụ cứu người nhưng bây giờ lại không dám dũng cảm đứng ra nhận trách nhiệm trước pháp luật về cái gọi là “sự đã rồi”, lại phi tang xác nạn nhân một cách đầy dã tâm. Đạo đức nghề nghiệp, lương tâm của người làm ngành y... là không thể chấp nhận và tha thứ được.

GS. BS Đặng Hanh Đệ, Chủ tịch sáng lập Hội Phẫu thuật tim mạch & lồng ngực Việt Nam
GS. BS Đặng Hanh Đệ, Chủ tịch sáng lập Hội Phẫu thuật tim mạch & lồng ngực Việt Nam

“Trong tình hình nguy cấp đó, lẽ ra bác sĩ phải coi tính mạng người bệnh là trên hết. Nhưng ở đây, bác sĩ Tường đặt danh dự cá nhân, cái tôi cá nhân lên trên tính mạng người bệnh. Ban đầu tôi cũng nghĩ hành động của Nguyễn Mạnh Tường là do cuống quá. Nhưng khi đọc các thông tin báo chí đưa trong mấy ngày gần đây liên quan tới sự việc này, tôi thấy, từ lúc nạn nhân có triệu chứng tai biến tới lúc Tường mang xác đi phi tang là một quãng thời gian dài để chuẩn bị. Lẽ ra, với khoảng thời gian ấy, là một bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm, Tường có thể bình tĩnh xử lý và nhận thấy hậu quả mình làm. Như thế theo tôi là đã có sự tính toán, làm giả hiện trường”, GS.BS Đặng Hanh Đệ chia sẻ.

GS.BS Đệ cũng đưa ra nhiều câu chuyện về thẩm mỹ viện. GS nói, Nhà nước ta quy định ra những thủ thuật mà những phòng khám tư không được phép làm, chỉ những cơ sở có đầy đủ giấy phép, phương tiện mới được thực hiện.

Trong ngành y cũng chia ra từng chuyên khoa rất nhỏ. Ví dụ một người chuyên phá thai thì cả đời chỉ phá thai; người chuyên mổ gãy chân thì gặp ca gãy tay có khi cũng không làm. Thẩm mỹ cũng thế, bác sĩ chuyên nâng ngực thì không nên nâng cằm, sửa mũi… chứ chưa nói trong trường hợp của bác sĩ Tường, tự mình mổ lại tự mình gây mê. Quy định đó trong ngành là không cho phép.

GS. BS Đặng Hanh Đệ nhấn mạnh: “Tình trạng vừa gây mê vừa mổ là chỉ có trong thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Lúc đó chúng ta không có nhiều phương tiện nên đành phải làm thế. Nhưng bây giờ, sự phát triển của y học không cho phép người hành nghề y làm điều ấy. Vì dù có máy móc theo dõi nhưng máy móc cũng không thể thay thế được con người. Trong quá trình bác sĩ đang mổ, bệnh nhân có tai biến gì, bác sĩ liệu có nắm bắt ngay được thông tin để xử lý kịp thời? Đó là chưa nói tới việc bản thân Nguyễn Mạnh Tường có chuyên môn về gây mê không hay chỉ mổ thôi. Chưa kể bằng về thẩm mỹ đã có chưa hay chỉ làm được tạo hình. Đây là hai lĩnh vực khác nhau”.

So sánh với nhiều vụ trọng án, GS Đặng Hanh Đệ cũng đưa ra quan điểm về bản chất con người. Theo GS, để đánh giá bản chất con người phải đặt họ trong hoàn cảnh cụ thể để xem họ xử sự ra sao, lúc đó bản tính được bộc lộ hết thì mới đánh giá được bản chất của họ.

Trung tâm thẩm mỹ viện Cát Tường (45 Giải Phóng, Hà Nội)
Trung tâm thẩm mỹ viện Cát Tường (45 Giải Phóng, Hà Nội)

Quay trở lại vấn đề Trung tâm thẩm mỹ Cát Tường ngang nhiên “hành nghề chui” trong suốt nửa năm mà không bị phát giác, GS.BS Đặng Hanh Đệ lắc đầu: “Thật ra đây là một sự quản lý lỏng lẻo. Chính nhu cầu làm đẹp của con người ngày càng cao cũng là một trong những yếu tố nảy sinh nhiều cơ sở hoạt động chui như thế”.

GS chia sẻ: Một bác sĩ tốt nghiệp đại học ra trường chỉ mang được cái bằng bác sĩ để chứng tỏ tôi có trình độ bác sĩ, còn hành nghề lại là chuyện khác. Các nước trên thế giới, sinh viên ngành y tốt nghiệp xong bao giờ cũng phải làm 1 – 2 năm tại một bệnh viện hoặc một trung tâm lớn dưới sự chỉ đạo của một bác sĩ thực sự. Sau đó vị bác sĩ này nhận xét về nhân viên của mình cả về chuyên môn và đạo đức. Rồi báo cáo và Bộ Y tế mới cho giấy phép hành nghề.

Ở nước ta gọi là chứng chỉ hành nghề, nhưng chứng chỉ hành nghề phải là do một hội đồng chuyên môn cấp chứ không phải một cơ quan hành chính cấp. Mà Sở Y tế chỉ là đơn vị hành chính.

Thậm chí, ở nước ta chưa có khóa đào tạo nào trong nước về thẩm mỹ, chưa có trung tâm nào đào tạo và có đào tạo đi nữa thì cũng không có giấy chứng nhận mà chỉ là những khóa đào tạo ngắn ngày. Cũng chưa có trường nào có khoa về thẩm mỹ. Thường những người muốn hành nghề này phải ra nước ngoài như Hàn Quốc, Singapore… để học.

Thêm một góc độ được GS Đệ quan tâm, đó chính là trình độ của đội ngũ nhân viên tại thẩm mỹ viện Cát Tường nói riêng và nhiều cơ sở y tế tư nói chung: “Cơ quan quản lý phải kiểm tra trình độ của tất cả những người “giúp việc” trong trung tâm đó, xem họ học ở đâu ra và hành nghề như thế nào. Vì nếu bác sĩ chính có giỏi nhưng đội ngũ nhân viên yếu về trình độ chuyên môn cũng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Bởi lẽ, tất cả tạo thành một dây chuyền”. GS Đệ thở dài: “Tất cả đều chạy theo cơ chế đồng tiền”.

Đưa ra những phân tích về tâm lý dẫn tới hành vi ném xác nạn nhân xuống sông để phi tang của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường, Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Ngọc Giàu - Trung tâm Đào tạo và Ứng dụng khoa học tâm lý hồn Việt - chia sẻ ý kiến:

Mình gây ra chuyện xấu thì nỗi sợ bị người khác phát hiện lớn hơn chuyện mình vừa gây ra. Chính vì vậy, người gây ra chuyện xấu đó sẽ tìm phương thức che giấu hành vi của mình.

Nhưng với những người có trình độ, có kiến thức thì họ sẽ tìm mọi cách sắp xếp mọi thứ để xóa hết dấu vết, sự sắp đặt sẽ cao hơn. Nguy hiểm ở trí thức nằm trong điều này.

Có nhiều ý kiến cho rằng, những ảnh hưởng của quan tài diễu phố, người nhà hành hung bác sĩ… tác động tới tâm lý của bác sĩ Tường lúc đó. Nhưng theo tôi, đó không phải động cơ của sự việc này. Vì, bác sĩ Tường cũng sẽ cân đối trước khi hành động. Bác sĩ Tường mở thẩm mỹ viện là chưa có giấy phép. Việc làm của bác sĩ Tường mang lại cho bản thân anh ấy cái lợi quá nhiều. Vì vừa làm bác sĩ ở bệnh viện lớn là Bệnh viện Bạch Mai lại vừa làm chủ 1 “cơ ngơi” là thẩm mỹ viện Cát Tường.

Nếu bác sĩ Tường không từng làm thành công một số vụ phẫu thuật thẩm mỹ thì chị Huyền cũng không dám đóng một số tiền lớn để làm. Có một số thành công nhất định nên bác sĩ Tường cũng cân nhắc, nếu đi trình báo, thừa nhận lỗi lầm của mình, bác sĩ Tường sẽ mất nhiều thứ. Và trong một giai đoạn, một lúc nào đó vì sợ mất điều đó nên bản thân anh ta làm điều xấu để che giấu tội lỗi của mình.

Những thông tin đặc biệt vụ trọng án: Đi thẩm mỹ viện bị chết, bác sỹ ném xác xuống sông Hồng (cập nhật liên tục)

* Chủ tịch Hội phẫu thuật thẩm mỹ TP.HCM: "Ông Tường nói láo"!
* Vụ khách hàng bị ném xuống sông Hồng: Xác khó trôi quá 30km
* Những lời cuối cùng trên Facebook bác sĩ ném xác bệnh nhân
* Manh mối xác nạn nhân đi thẩm mỹ cách cầu Thanh Trì 17km (Google Map)
* Clip lời khai ghê rợn vụ thẩm mỹ viện ném xác khách xuống sông
* Cảm thương gia cảnh khách hàng bị thẩm mỹ viện ném xác xuống sông

Toàn bộ thông tin vụ việc: BẤM VÀO ĐÂY

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại