“Dù bần cùng cũng không bao giờ tham gia bán hàng đa cấp”

Gia Bảo |

Không chỉ khẳng định vậy, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP.Hà Nội Bùi Danh Liên còn “tố” phường Khâm Thiên (Đống Đa) không tuần nào không tổ chức giới thiệu hàng hóa.

Vài năm gần đây, hoạt động kinh doanh đa cấp ở Việt Nam đã bị biến tướng thành hành vi lừa đảo, hoặc quảng cáo quá lên về sản phẩm, hoặc lôi kéo dụ dỗ nhiều người tham gia thay vì gia tăng bán sản phẩm.

Trao đổi với phóng viên về thực trạng này, Ths tâm lý Bùi Hồng Quân (hiện đang công tác ở Sở Lao động – Thương binh – Xã hội TP. HCM) cho rằng, có những biến tướng núp dưới danh nghĩa của những công ty hoạt động rất “đàng hoàng”.

“Hoặc có những hình thức, chiêu trò khác mà không phải là buôn bán kinh doanh. Ví dụ tập hợp mọi người để triển khai hoạt động hội thảo, các hoạt động ngoại khóa sau đó lồng ghép các nội dung kinh doanh đa cấp…

Với nhiều hình thức phong phú như vậy, nhiều người bị lôi kéo vào mạng lưới này”, ông Quân nói thêm.

“Không bao giờ tôi tham gia vào đa cấp”

Nói về nguyên nhân kinh doanh đa cấp dù bị biến tướng, nhưng vẫn tồn tại trong nhiều năm qua, ông Quân cho rằng, trước hết phải kể đến việc người ta biết “đánh đòn tâm lý” với đối phương – những người mà họ muốn lôi kéo vào hệ thống.

Thạc sĩ tâm lý này phân tích, khi tiếp thị, giới thiệu về các sản phẩm, chắc chắn các nhà đa cấp sẽ vẽ ra một viễn cảnh rất tốt đẹp với mức thu nhập rất cao và quyền lợi hấp dẫn như được đi du lịch, có cơ hội học hỏi, tham quan khắp nơi…

“Những nhu cầu đó mọi người đều có, đặc biệt những đối tượng như sinh viên hay những người không vững về tâm lý dễ bị thuyết phục và sa bẫy”, ông Quân khẳng định.

Ngoài ra, chuyên gia tâm lý này lý giải, sở dĩ đa cấp tồn tại được là do “có cầu sẽ có cung”.

“Mong muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn, làm thay đổi cuộc sống… là nhu cầu hiện hữu của mỗi người thành ra các nhà đa cấp sẽ đánh vào đó.

Thêm đó, với nhiều lớp vỏ bọc, bằng nhiều hình thức khác nhau, các cơ quan chức năng cũng không phát hiện được hết nên đa cấp dù biến tướng vẫn tồn tại được đến ngày nay”, ông Quân nêu quan điểm.


Ths tâm lý Bùi Hồng Quân: “Không bao giờ tôi tham gia dù rơi vào trường hợp nào đi chăng nữa.

Ths tâm lý Bùi Hồng Quân: “Không bao giờ tôi tham gia dù rơi vào trường hợp nào đi chăng nữa".

Khẳng định không bao giờ tham gia vào việc kinh doanh đa cấp, ông Quân dẫn chứng, có những người đã tán gia bại sản, có những gia đình mâu thuẫn, tan vỡ, có những học sinh bỏ bê việc học hành…vì đa cấp.

“Không bao giờ tôi tham gia dù rơi vào trường hợp nào đi chăng nữa. Thậm chí tôi sẽ giải thích để người mời tôi hiểu rõ hơn, có thể họ sẽ không tham gia nữa. Việc kinh doanh đa cấp dựa trên các mối quan hệ như người thân, bạn bè dễ dẫn đến mất cả các mối thân tình.

Hãy dừng lại trước khi quá muộn. Nếu bạn tiếp tục theo, kết quả còn tệ hại hơn nhiều. Đừng ôm những điều đã mất và tìm mọi cách gỡ lại vì từ cái chúng ta mất sẽ làm cho người khác mất nhất là khi đó lại là mối quan hệ thân tình, thân thiết của chúng ta.

Có thể bạn sẽ mất một chút tiền, nhưng đừng để mất đi mối quan hệ của bạn trong cuộc sống. Đừng để đi sai đường, đến khi quay lại sẽ rất muộn màng, thậm chí xảy ra hậu quả đáng tiếc”, ông Quân nhấn mạnh.

Cho rằng có nhiều cách để kiếm tiền chân chính, Th.S Bùi Hồng Quân khuyên mọi người: “Hãy luôn luôn tỉnh táo trước những lời mời gọi hấp dẫn.

Không có cái gì tự nhiên đến, không có cái gì dễ dàng trong cuộc sống này. Không thể có thu nhập khủng với công việc nhẹ nhàng. Không thể có quyền lợi hấp dẫn nếu bạn không bỏ công sức xứng đáng”.

Đa cấp biến tướng “luồn lách” vào cả các tổ chức chính trị, xã hội

Trong khi đó, ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP.Hà Nội cho rằng, từ việc luật cho phép, một số tổ chức đã lợi dụng, biến tướng đa cấp thành một “chiêu” làm ăn không chân chính.

Điều này không những gây ảnh hưởng tới ngành nghề kinh doanh mà còn làm cho người dân mất tin tưởng vào lĩnh vực kinh doanh đa cấp.

“Thực sự nó làm hại nhiều người. Nhiều người đi theo lĩnh vực kinh doanh này thất bại thảm hại, gia đình tan nát”, ông Liên nói.

“Thực sự nó làm hại nhiều người. Nhiều người đi theo lĩnh vực kinh doanh này thất bại thảm hại, gia đình tan nát”, ông Liên nói.
“Thực sự nó làm hại nhiều người. Nhiều người đi theo lĩnh vực kinh doanh này thất bại thảm hại, gia đình tan nát”, ông Liên nói.

Đáng chú ý, theo ông Liên, gần đây việc kinh doanh đa cấp biến tướng này “luồn lách” cả vào các tổ chức chính trị, xã hội để tuyên truyền, hướng dẫn về thực phẩm chức năng.

Theo Chủ tịch Hiệp hội vận tải TP. Hà Nội, họ đến các phường, xã, các tổ chức xã hội như phụ nữ, công đoàn, mặt trận… biếu mỗi đơn vị một ít tiền để mời mọi người ra nghe giới thiệu sản phẩm.

Một số tổ chức có giấy mời người dân tới, tuyên truyền rõ là có khuyến mãi, được thưởng cái nọ cái kia khi tham dự. Người ta tin tưởng nên đến rồi có thể phải mất một khoản tiền vô ích.

Ông Liên kể, một bà hàng xóm của ông (năm nay 70 tuổi) sau khi nghe giới thiệu về thực phẩm chức năng từng mua phải sản phẩm có giá đắt gấp 3 – 4 lần so với giá sản phẩm tương tự con bà đang bày bán ở cửa hàng dược.

“Sản phẩm họ bán thực ra không có giá trị, nhưng vì được tổ chức đoàn thể giới thiệu nên người ta tin.

Tôi cảm thấy vô cùng thương hại các cụ già, lương hưu không được đáng bao nhiêu, nhưng lại đi mua những sản phẩm, máy móc, thiết bị… không có giá trị như vậy.

Nhiều khi sản phẩm họ bán đắt hơn rất nhiều so với thị trường. Trong khi đó, các loại máy của họ như máy đo huyết áp… không dùng được, vứt dưới gầm giường, nhà nào cũng 5 – 7 chiếc máy chất thành đống.

Rõ ràng ngành nghề bán hàng đa cấp lợi dụng cơ hội này để lừa đảo người lao động, đặc biệt là người già. Chúng tôi lên án việc tổ chức bán hàng đa cấp như vậy”, ông Liên nêu quan điểm.

Nói về nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên, ông Liên cho rằng, thứ nhất là do người dân ít tiếp xúc với cơ chế thị trường bởi “thị trường như chiến trường”, họ tìm mọi cách để lừa lọc người dân.

Thứ hai là do trình độ dân trí của mình thấp. Thứ ba, do người ta lợi dụng các tổ chức chính trị, xã hội để tuyên truyền, phát triển đa cấp vì họ biết người dân tin tưởng vào các tổ chức đó.

“Ngay ở phường tôi (phường Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội - pv) không có tuần nào không tổ chức giới thiệu hàng hóa. Chỉ cần người ta cho khoảng 500.000 đồng, thế là cứ tổ chức ở hội trường thôi.

Hết chi hội phụ nữ này đến chi hội phụ nữ khác. Cứ đến ngày lĩnh lương là họ tổ chức.

Họ có giấy giới thiệu đến nên rất khó nói… Tôi rất buồn phiền, tôi đã cảnh báo, nhưng chẳng ai nghe vì mình không phải người đứng đầu tổ chức đó”, ông Liên tâm sự.

Ông Liên cho biết: Ông “không dại gì” tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp dù được người thân hay bạn bè mời mọc, lôi kéo. Thậm chí, dù có bần cùng, ông cũng quyết không tham gia. Ông kêu gọi mọi người hãy mua hàng hóa ở những nơi có uy tín, có thương hiệu.

Tổng Thư ký Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Thùy Dương
Bây giờ, đi đâu chúng ta cũng có thể được rỉ tai nhau về cơ hội làm giàu. Chính vì những thông tin không chính xác nhằm lôi kéo người tham gia, tạo nên một làn sóng đầu tư tài chính đa cấp rất mạnh bởi chính người này đang lừa dối người kia và họ chấp nhận sống trong vỏ bọc đó vì bệnh sĩ.

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại