Sự việc được người người dân phát hiện vào sáng 19/9, tại khu vực từ Dinh Cậu đến Cửa Lấp (xã Dương Tơ, Phú Quốc).
Tờ Tuổi trẻ cho hay, hàng ngàn con hải sâm (có tên gọi khác là con đồn đột) bị sóng đánh dạt vào bờ biển từ chiều 18/9.
Sau đó, nhiều người dân và du khách đã xuống nhặt được số lượng hải sâm lớn và bán. Có gia đình nhặt được đến cả trăm ký.
Báo giới trong nước cho hay, mức giá bán hải sâm tại chỗ của người dân khoảng từ 50 - 70 nghìn đồng/kg.
Nhiều người dân chỉ quen mưu sinh ở biển nhận định, việc hải sâm dạt vào bờ khá hiếm gặp, bởi đây là loài sống dưới tầng nước sâu.
Hải sâm trên bờ biển Phú Quốc. Ảnh: Lê Khoa/tuổi trẻ
Hải sâm còn có tên gọi là đồn đột, đỉa biển, giun biển... và phân bố ở một số nơi như vùng biển Khánh Hòa, Côn Đảo, Phú Quốc... Đây được coi là một loài có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao.
Loài này còn được gọi với tên "nhân sâm của biển cả". Tên tiếng anh của hải sâm là Sea cucumber (nghĩa là dưa biển). Thân hình của chúng có hình giống với quả dưa.
Hải sâm là loài chuyên ăn xác chết động vật dưới biển và sinh sản bằng cách phóng tinh trùng và trứng vào nước biển.
Bác sĩ Hoàng Tuấn Linh thông tin trên tờ Người lao động, các phân tích về thành phần dinh dưỡng cho thấy trong 100g hải sâm có đến 75,6 g protein, cao gần gấp 5 lần ở thịt lợn nạc và 3,5 lần ở thịt bò.
(Tổng hợp)