Theo miêu tả trên báo Quảng Bình Online, hổ mang là loài rắn có bản năng ăn tất cả các loài rắn nên rắn hổ mẹ khi ấp đủ ngày, nó thường bỏ tổ ra đi bởi chúng sợ sẽ giết hại con của chúng.
Lũ con của chiến binh hổ mang chúa khi nở ra tản mát khắp nơi và bắt đầu quá trình sinh sống khắc nghiệt.
Muốn trở thành hùng mạnh như thế hệ bố mẹ, chúng phải sinh tử nhiều phen và những lứa con nở ra rất hiếm khi sống được đầy đủ mà thường chết khá nhiều bởi những loài săn rắn hoặc những con rắn hổ mang chúa to hơn.
Những con rắn hổ mang chúa lần đầu tiên ra khỏi vỏ trứng. Ảnh: PNKB
Cạnh loài rắn muốn ăn thịt cả con thì có loài rắn khác lại tuẫn tiết vì con, ấy là rắn cổ cò.
Loài rắn này khi sinh xong những quả trứng trong tổ, nó liền chết ngay cạnh đó. Các nhà khoa học cho đến nay vẫn chưa giải thích được hiện tượng này.
Theo lý giải của người dân thì hành vi ấy là vì con cái, con mẹ chết đi để lúc con non nở ra chừng hai mươi ngày sau đó có thức ăn bữa đầu khi chưa quen với thế giới đầy hiểm nguy bên ngoài.
Một số khác lại có cách lý giải khác là do nó bị kiệt sức, bao nhiêu sức lực của nó đã dồn vào những quả trứng và vượt cạn nên đẻ xong bị đuối sức mà chết.
Cận cảnh rắn hổ cò
Rắn cổ cò có tên khoa học là Ahaetulla prasina, là loài rắn thuộc họ rắn nước.
Loài rắn này có đầu giống như đầu của những con cò nên được đặt tên như vậy, chúng có mõm nhọn, nhô. Chiều dài thân khi trưởng thành có thể đạt 1,8m, với đuôi dài 0,6m
Loài này có nọc độc nhưng nhẹ và không được coi là một mối đe dọa đối với con người.
Loài rắn này sống chủ yếu trên cây và trong các bụi cây. Con rắn trưởng thành thường có màu xanh lá cây giống như huỳnh quang, còn con rắn chưa thành niên có thể có màu vàng nâu nhạt.
Tổng hợp