Bầu Kiên lạnh lùng trả lời thẩm vấn

Nguyễn Đức Kiên cũng thừa nhận 6 công ty tòa nêu tên thì bị cáo có trách nhiệm với 5 công ty và đều không có giấy phép kinh doanh tài chính.

Hôm nay (21/5), phiên xử Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm tiếp tục diễn ra tại TAND TP Hà Nội. Trong ngày thứ 2 của phiên xử, chủ tọa tập trung thẩm vấn bị cáo Nguyễn Đức Kiên về tội kinh doanh trái phép.

  • bầu Kiên; Nguyễn Đức Kiên; Trần Xuân Giá

     

  • 10h50: Kết thúc phiên xét xử sáng 21/5. Buổi chiều, tòa sẽ tiếp tục với phần xét hỏi bị cáo Kiên và đồng phạm.

10h36: Theo bị cáo Kiên, Công ty Thiên Nam do ông Lê Quang Trung làm Tổng Giám đốc. Ông Trung có thẩm quyền trong việc thẩm định và ký hợp đồng với Ngân hàng ACB. Bị cáo khẳng định không thực hiện các lệnh mua bán vàng, bởi lệnh mua bán vàng phải thực hiện bằng văn bản.

“Công ty Thiên Nam không thực hiện mua vàng. Chúng tôi chỉ đầu tư vào giá vàng chứ không mua bán vàng trạng thái. Trong các phiếu lệnh, không có bất kỳ chữ nào mua và bán vàng”- bị cáo Kiên khẳng định.

  • 10h20: Kết thúc phần xét hỏi về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, HĐXX chuyển sang xét hỏi về hành vi Kinh doanh trái phép.

Theo VKS, đối với Kinh doanh trái phép, từ ngày 15/5- 3/8/2012, Nguyễn Đức Kiên đã thông qua 6 công ty do Kiên làm Chủ tịch HĐQT hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên đã tổ chức kinh doanh không đúng với nội dung đăng ký, lợi dụng các cơ quan, tổ chức này để kinh doanh cổ phần, cổ phiếu và kinh doanh vàng với tổng số tiền gần 21.500 tỷ đồng.

Kiên khai, trong 6 công ty được thành lập chỉ có trách nhiệm với 5 công ty. Công ty B&B do 3 người góp vốn gồm: Kiên, vợ và em gái. “Chúng tôi hoạt động theo giấy phép kinh doanh là vàng và một số hoạt động khác" - bị cáo Kiên nói.

Nguyễn Đức Kiên cũng thừa nhận 6 công ty này không có giấy phép kinh doanh tài chính.

Chủ tọa phiên tòa đặt câu hỏi với bị cáo Kiên về Công ty Thiên Nam có được kinh doanh vàng hay không?

Kiên khẳng định, công ty không có chức năng kinh doanh vàng. Công ty chỉ có 2 hợp đồng chuyển giao trạng thái vàng và ủy thác vàng với Ngân hàng ACB. Công ty Thiên Nam đầu tư vào giá vàng, chứ không kinh doanh vàng hay kinh doanh vàng trạng thái.

10h15: Tòa tiến hành đối chất với bị cáo Nguyễn Thị Hải Yến. Bị cáo Yến khẳng định, có báo cáo với bầu Kiên về việc 20 triệu cổ phiếu chưa được giải chấp.

- Khi chuyển tiền cho ACBI có thông báo cho ông Kiên hay không?

Tôi chỉ làm lệnh chuyển tiền (Công khai).

- Việc chuyển nhượng bằng hình thức nào?

Tôi không đàm phán hợp đồng với bất kỳ ai với Thép Hoà Phát, và không đề nghị ai chuyển tiền. Sau khi nhận được tiền rồi, vì lý do ACB chưa đồng ý giải chấp nên đã dừng lại việc chuyển nhượng.

Sau khi tiền chuyển vào tài khoản tôi có báo cáo anh Kiên và được chỉ đạo chi trả từng món. Tất cả đều có ý kiến của anh Kiên và chữ ký của anh Thanh.

9h40: Tòa làm rõ về vấn đề chuyển nhượng cổ phiếu. Tiếp tục thẩm vấn bị cáo Kiên:

- Giữa bị cáo và anh Long đã đàm phán về gì?

Tôi và anh Long thoả thuận 3 nội dung: hoán đổi cổ phần; sau khi anh Long đồng ý bán cổ phần Thép Hoà phát, chuyển cho em gái tôi; VKS không xem xét ý kiến về các thoả thuận này, nó được thực hiện theo điều 74 Luật Thương mại.

- Bị cáo Nguyễn Thị Hải Yến giữ vai trò như thế nào trong quá trình chuyển nhượng cổ phiếu?

Cô Yến là người đề nghị anh Dương phát hành cổ phiếu. Sau khi cô Yến về báo cáo, tôi đã gặp anh Long, đề nghị anh Dương về thế chấp.

- Yến có được tham gia đàm phán không?

Bị cáo Yến là người liên hệ với Tập đoàn Hoà phát để họ phát hành cổ phiếu, xác lập hợp đồng ký với ACBI. Chúng tôi có họp HĐQT, có lập biên bản và tôi chỉ đạo. Cô Yến được tôi gọi đến lấy ý kiến các thành viên HĐQT bằng văn bản.

Tại phiên toà bị cáo khẳng định việc thế chấp, Tập đoàn Hoà Phát biết, anh Long, Dương biết. Khi đàm phán thì họ đều biết cổ phần được thế chấp. Anh Dương và anh Long không có quyền cho phép tôi bán, đó là quyền của tôi.

- Sau khi ký hợp đồng, chuyển tiền như thế nào?

Tôi đi nước ngoài, cô Yến có báo cáo nhưng ACB chưa chấp thuận nên Thép Hoà Phát chưa thực hiện hợp đồng. Tôi khẳng định luôn, chỉ đạo Yến liên hệ với ACB, tôi chưa nhận được lời báo cáo nào về việc ACB không chấp nhận giải chấp.

9h25: Tòa tiếp tục làm việc. HĐXX bắt đầu thẩm vấn bị cáo Nguyễn Đức Kiên.

Theo bị cáo Kiên, công ty ACBI có quyền sở hữu số cổ phiếu của công ty Thép Hòa Phát.

“Trước đấy, ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT của tập đoàn Hòa Phát nói với tôi là muốn mở rộng đầu tư và muốn mua lại cổ phần của Hòa Phát. Tôi đã nói với chị Yến kiểm tra lại số vốn mà Hòa Phát đã góp vốn với ACBI. Tôi và anh Long thỏa thuận sẽ hoán đổi cổ phần bằng miệng.”

  • bầu Kiên; Nguyễn Đức Kiên; Trần Xuân Giá
    Bị cáo Nguyễn Đức Kiên tại tòa sáng 21/5. (Ảnh: H.Sang)
  •  

-  Khi đàm phán ký hợp đồng, HĐQT có họp không?

Chúng tôi có họp HĐQT.

- Có lập biên bản họp HĐQT không?

Có lập biên bản, tôi là người chỉ đạo cuộc họp này.

Về quá trình đàm phán trong chuyển nhượng cổ phiếu, bị cáo Nguyễn Đức Kiên cho biết, dù trong quá trình đàm phán không nói về việc cổ phần của Công ty ACBI đã thế chấp tại Ngân hàng ACB nhưng tất cả những người trong Tập đoàn Hòa Phát đều biết.

9h08: Tòa nghỉ giải lao.

8h50:

Đại diện Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát khẳng định, khi ký hợp đồng chuyển nhượng, họ không biết 20 triệu cổ phiếu này đang bị thế chấp. Mặt khác, dù đã chuyển tiền nhưng họ vẫn không nhận được số cổ phiếu này. Cho rằng trong việc chuyển nhượng số cố phiếu này có dấu hiệu vi phạm hình sự, công ty này đã làm đơn lên cơ quan cảnh sát điều tra để làm rõ sự việc này.

Ông Kiều Chí Công, giám đốc Cty TNHH MTV Thép Hòa Phát trình bày: “Hợp đồng mua 20 triệu cổ phần do tôi ký hợp đồng với Cty ACBI vào ngày 21/5/2012. Ngay sau đó, Cty chúng tôi đã chuyển số tiền 264 tỷ cho Cty ACBI về việc mua số cổ phần này. Tuy nhiên sau đó Cty ACBI đã không chuyển số cổ phiếu trên nên tôi đã gửi 2 đơn đề nghị Cty ACBI chuyển số cổ phần trên.

Tôi cũng không biết số cổ phần này đang được thế chấp tại ngân hàng ACB và tôi cũng đã gửi đơn đề nghị cơ quan công an làm rõ.

Ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Pháp: Tôi và Nguyễn Đức Kiên quen nhau đã lâu, từ năm 2001 do cùng đam mê bóng đá. Tôi không biết 20 triệu cổ phần mua của Cty ACBI đang được thế chấp trong ngân hàng ACB.

8h20: Tòa tiếp tục xét hỏi bị cáo Nguyễn Thị Hải Yến, nguyên kế toán trưởng công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội - ACBI.

Tại tòa bị cáo Yến khai, trước khi bán 20 triệu cổ phần ông Kiên đã chỉ đạo cho bị cáo lập khống quyết định của HĐQT và biên bản họp HĐQT để Kiên, Thanh và bị cáo cùng ký vào, thể hiện các thành viên HĐQT đồng ý chuyển nhượng 20 triệu cổ phần của Cty CP Thép Hòa Phát đang được thế chấp trong ngân hàng ACB.

  • Chủ tọa cung cấp lời khai ngày 18/1/2013 của bị cáo Yến tại cơ quan điều tra: Việc thực hiện, soạn thảo quyết định và biên bản họp HĐQT ngày 15/5/2012 là do ông Kiên chỉ đạo.

Bị cáo Yến ngụy biện: Do bị cáo không hiểu biết pháp luật nên bị cáo chỉ nghĩ rằng việc soạn thảo biên bản họp HĐQT không thể quyết định được việc bán 20 triệu cổ phần của Cty CP Thép Hòa Phát.

Sau khi Cty ACBI ký hợp đồng số 01.05 ngày 21/5/2012 với Cty TNHH Một thành viên Thép Hòa Phát để bán 20 triệu cổ phần của Cty CP Thép Hòa Phát thì Cty TNHH MTV Thép Hòa Phát đã chuyển số tiền 264 tỷ vào tài khoản của Cty ACBI tại ngân hàng ACB.

“Số tiền này được Cty TNHH MTV Thép Hòa Phát chuyển làm 3 lần, bị cáo nghĩ rằng số tiền này đầy đủ giấy tờ và không vi phạm pháp luật. Tôi được một nhân viên của Cty TNHH MTV Thép Hòa Phát đưa cho bản hợp đồng, trong đó đã có dấu và chữ ký của công ty này”, bị cáo Yến khai.

HĐXX truy vấn bị cáo Yến, 20 triệu cổ phần của Công ty ACBI đang bị thế chấp tại Ngân hàng ACB thì có được bán hay không?

Bị cáo Yến cho biết, về nguyên tắc thì tài sản đang bị thế chấp thì không được chuyển nhượng.

Trong lời khai tại tòa của mình, bị cáo Yến tiếp tục nhấn mạnh việc làm của mình đều theo chỉ đạo của bị cáo Nguyễn Đức Kiên

8h11: HĐXX bắt đầu làm việc. Chủ tọa Nguyễn Hữu Chính tiếp tục yêu cầu cán bộ bảo vệ tư pháp tiếp tục cách ly bị cáo Nguyễn Đức Kiên.

7h50: Các bị cáo được dẫn giải vào phòng xử án.

  • bầu Kiên; Nguyễn Đức Kiên; Trần Xuân Giá
    Phiên xử sáng 21/5 - Ảnh: Hoàng Sang

Trước đó, vào ngày 20/5, tại phiên xử, HĐXX đã có quyết định tạm đình chỉ vụ án với ông Trần Xuân Giá do đang chữa bệnh hiểm nghèo.

Phần lớn buổi xử án chiều 20/5 được dành để đọc cáo trạng. Phần thời gian còn lại HĐXX đã xét hỏi một số bị cáo. Nhiều bị cáo đã đồng loạt kêu oan.

  • Theo cáo trạng, ông Nguyễn Đức Kiên (SN 1964) cùng 8 đồng phạm bị VKSND Tối cao truy tố về các tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Trốn thuế và Kinh doanh trái phép.

    Trong đó, ông Kiên bị truy tố về cả 4 tội danh nói trên. Bị cáo Trần Ngọc Thanh (Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội), Nguyễn Thị Hải Yến (Kế toán trưởng Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội) bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

    Các bị cáo: Trần Xuân Giá (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB), Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang (đều nguyên là Phó Chủ tịch Ngân hàng ACB), Lý Xuân Hải (nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB), Phạm Trung Cang (nguyên Phó Chủ tịch HĐQT ACB), Huỳnh Quang Tuấn (nguyên thành viên thường trực HĐQT ngân hàng ACB) cùng bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

    VKSND Tối cao cho rằng, các bị cáo đã gây ra thiệt hại hơn 1.400 tỷ đồng.

    Ông Nguyễn Đức Kiên đã lợi dụng vai trò chỉ đạo, chi phối toàn bộ hoạt động quản trị, điều hành ngân hàng ACB, thông qua 6 công ty thực hiện hàng loạt các hành vi phạm tội, trong đó có hành vi kinh doanh vàng, tài chính trái phép và trốn thuế.

    Theo VKSND Tối cao, việc thống nhất ban hành chủ trương mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán của các ông: Giá, Quang, Cang, Kỳ, Hải và hành vi tổ chức thực hiện việc đầu tư cổ phiếu ngân hàng ACB của ông Kiên và ông Kỳ là làm trái quy định tại Điều 29, Quyết định của Bộ Tài Chính, gây thiệt hại gần 688 tỷ đồng.

    Ngoài ra, các bị cáo: Giá, Cang, Quang, Kỳ, Hải, Kiên còn bị xem xét về hành vi ban hành chủ trương ủy thác cho nhân viên ACB gửi tiền vào Vietinbank gây thiệt hại gần 719 tỷ đồng...

  •  

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại