Vừa ký 110 tỷ USD vô tiền khoáng hậu mua vũ khí Mỹ, Saudi Arabia lại "gom" hàng Nga

Tuấn Sơn |

Theo Sputnik, Saudi Arabia đã hướng cặp mắt "thèm khát" sang vũ khí Nga cho dù vừa mới thống nhất với Mỹ thỏa thuận trị giá 110 tỷ USD, phá vỡ mọi kỷ lục trên thị trường TG.

Mở rộng hợp tác quốc phòng với Nga

Báo Spunik Nga dẫn lời một quan chức cấp cao nhất trong lĩnh vực xuất khẩu vũ khí của Nga rằng Saudi Arabia hiện vẫn đang quan tâm tới việc mở rộng quan hệ hợp tác khoa học - kỹ thuật quân sự với Nga, bất chấp thỏa thuận vũ khí trị giá 110 tỷ USD giữa Riyadh và Washington đã được ký.

Nhiều chuyên gia quân sự Nga đã bình luận về triển vọng mở rộng hợp tác quốc phòng giữa Moscow với quốc gia vùng Vịnh này.

Phát biểu trên truyền thông Nga hôm thứ Ba vừa qua, ông Dmitri Shugaev, người đứng đầu Cơ quan hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang Nga, phụ trách lĩnh vực thương mại vũ khí với nước ngoài đã khẳng định rằng quyết định ký thỏa thuận mua vũ khí Mỹ của Saudi gần đây không ảnh hưởng tới triển vọng hợp tác quốc phòng với Nga.

Ông nói, "Saudi Arabia đã bày tỏ sự quan tâm sâu sắc tới việc phát triển hợp tác khoa học - kỹ thuật quân sự với Nga. Một loạt hợp đồng đang được hai bên thảo luận, và chúng tôi đang tập trung vào đẩy nhanh tiến trình thống nhất mức độ hợp tác về kỹ thuật cũng như định hướng dài hạn cho những chương trình này".

Khi được đề nghị bình luận về hợp đồng 110 tỷ USD giữa Saudi Arabia và Mỹ có thể ảnh hưởng như thế nào tới quan hệ hợp tác quốc phòng của quốc gia vùng Vịnh với Nga, ông Shugaev nhấn mạnh rằng các thỏa thuận giữa Riyadh, với Mỹ hay với bất cứ quốc gia NATO nào sẽ không ảnh hưởng tới việc Nga sẵn sàng hợp tác, trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.

Vừa ký 110 tỷ USD vô tiền khoáng hậu mua vũ khí Mỹ, Saudi Arabia lại gom hàng Nga - Ảnh 1.

Tiêm kích F-15 do Mỹ sản xuất.

Các nhà quan sát chính trị, quân sự cho rằng việc Nga "chen chân" vào thị trường vũ khí Saudi có thể là một "đột phá khẩu" rất lớn về mặt ngoại giao đối với Moscow.

Nhiều thập kỷ qua, Riyadh liên tục đặt mua vũ khí trang bị từ Mỹ và các quốc gia NATO, còn trong suốt chiến tranh lạnh, Liên bang Xô Viết đã từ chối thiết lập quan hệ ngoại giao với vương quốc này, và trong những năm 1990 và 2000, Riyah luôn là đồng minh thân cận của Mỹ, bất chấp chính quyền do Tổng thống của đảng nào nắm giữ.

Nhà quan sát kiêm bình luận quân sự của Andrei Kotz của hãng tin RIA Novosti đã viết rằng quan hệ Saudi-Mỹ, bao gồm cả quốc phòng, dường như càng chặt chẽ hơn dưới thời Tổng thống Trump, nhưng điều đó không có nghĩa là Riyadh không mở rộng quan hệ hợp tác quốc phòng sâu hơn với các nhà sản xuất vũ khí khác, bao gồm cả Nga.

Vũ khí Nga có nhiều điểm vượt trội

"Việc Riyadh quan tâm tới mua sắm vũ khí từ Nga là hoàn toàn có thể hiểu được", nhà bình luận kotz nhấn mạnh, "Đa dạng hóa nguồn cung rõ ràng sẽ giảm sự lệ thuộc của quốc gia này với các tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Mỹ.

Thêm nữa, trong một số lĩnh vực, vũ khí Nga còn thích hợp với khí hậu cũng như địa hình trong khu vực hơn của Mỹ, và tất nhiên, giá cả cũng phải chăng hơn nhiều".

Đầu năm nay, các quan chức Nga đã khẳng định rằng hợp tác quốc phòng Nga - Saudi đã được mở rộng đáng kể trong vài năm qua. Hồi tháng 2/2017, Bộ trưởng Bộ Thương Mại Nga, ông Denis Manturov đã nói rằng Riyadh bày tỏ sự quan tâm tới vũ khí Nga ngày càng lớn, đặc biệt là máy bay và các loại xe bọc thép.

Điều này chẳng có gì phải ngạc nhiên vì theo Kotz, các vũ khí Nga đã chứng minh hiệu quả tuyệt vời trong cuộc chiến ở Syria, "Điều đó quá tuyệt vời, còn hơn cả những chiến dịch quảng cáo tốn kém trên thị trường vũ khí thế giới", nhà báo này viết.

Phát biểu với RIA Novosti, ông Igor Korotchenko, Tổng biên tập Tạp chí Quốc phòng, một ấn phẩm chuyên về quân sự của Nga đã xác nhận rằng Quân đội Hoàng gia Saudi đã thấy được sự vượt trội của các hệ thống vũ khí Nga tác chiến ở Syria.

Vừa ký 110 tỷ USD vô tiền khoáng hậu mua vũ khí Mỹ, Saudi Arabia lại gom hàng Nga - Ảnh 2.

Tiêm kích Su-30SM của Nga hoạt động ở Syria.

"Đầu tiên và trên hết, Saudi quan tâm tới các loại máy bay Nga - tiêm kích đa năng Su-30SM, Su-35, tiêm kích bom Su-34, và trong thời gian hơn 1 năm rưỡi qua, tất cả những dòng chiến đấu cơ này đã tiến hành những phi xuất đạp nát các mục tiêu của IS", ông Korotchenko nói.

"Không dừng ở đó, mối quan tâm của họ còn thể hiện rất lớn tới các loại xe thiết giáp vốn đã thể hiện được tính năng kỹ - chiến thuật tuyệt hảo ở các quốc gia có điều kiện khí hậu tương tự ở Trung Đông", chuyên gia này bình luận thêm.

"Có thể, xe tăng T-90S hoặc các phiên bản của chúng sẽ đi tiên phong. Chúng tôi đang có một hợp đồng lớn. Tất cả những vũ khí này đều đã được nhất trí giành cho xuất khẩu. Nếu hai bên cùng nhất trí, sẽ chẳng có bất cứ trở ngại nào ngăn cản được".

Hiện tại, M1A2S Abrams đang đóng vai trò là xương sống của lực lượng xe tăng của Saudi với số lượng có thể lên tới 450 chiếc. Tuy nhiên, theo Kotz, những điểm vượt trội của xe tăng T-90S Nga là có chiều cao thân xe thấp, trong lượng nhẹ, và động cơ diesel hoạt động tin cậy, bền bỉ hơn so với động cơ turbine trên các xe tăng Abrams của Mỹ.

Thêm vào đó, giá xe tăng T-90S rẻ hơn rất nhiều so với đối thủ, mỗi chiếc xe tăng Nga chỉ rơi vào khoảng 5 triệu USD / chiếc, so với 8 triệu USD mỗi chiếc của Abrams.

Theo nhà báo này, máy bay chiến đấu Nga cũng có giá cạnh tranh, dễ dàng sửa chữa bảo dưỡng và thích hợp hơn với môi trường hoạt động ở khu vực này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại