Vừa 'động thủ' ở vùng tranh chấp, Trung Quốc bị đối thủ 'phản công' quyết liệt

Kiệt Linh |

Lực lượng Không quân thuộc Hải quân Trung Quốc đã triển khai 2 chiếc máy bay ném bom Xian H-6G cùng với một chiếc máy bay trinh sát và chiến tranh điện tử Shaanxi Y-9JB đến khu vực Biển Hoa Đông.

Động thái của Trung Quốc đã buộc Lực lượng Phòng không Nhật Bản phải ra lệnh cho máy bay của họ cất cánh khẩn cấp đi chặn đối thủ.

Theo một bản báo cáo được Bộ Quốc phòng Nhật Bản đưa ra, không phận của nước này không bị xâm phạm bởi máy bay của Trung Quốc. Tuy nhiên, vụ việc mới nhất đánh dấu lần thứ hai máy bay của Lực lượng Phòng không Nhật Bản phải cất cánh khẩn cấp đi đánh chặn máy bay Trung Quốc ở biển Hoa Đông kể từ hôm 30/3 đến giờ.

Hôm 30/3, 4 chiếc máy bay ném bom tầm xa Xian H-6K cùng một chiếc máy bay chiến tranh điện tử Shaanxi Y-9JB, một chiếc máy bay tình báo điện tử Tupolev Tu-154MD và ít nhất hai chiến đấu cơ khác của Trung Quốc đã bay qua Eo biển Miyako, tờ The Diplomat đưa tin.

Eo biển Miyako là đường biển nằm giữa hai quần đảo Miyako và Okinawa của Nhật Bản. Eo biển này có vai trò quan trọng về mặt địa lý bởi nó là một trong những tuyến đường biển hiếm hoi cho phép Hải quân thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) tiếp cận với Thái Bình Dường từ biển Hoa Đông. Hải quân thuộc PLA thường xuyên sử dụng Eo biển Miyako để tiến hành các cuộc tập trận quân sự.

Căng thẳng giữa Tokyo và Bắc Kinh đã gia tăng sau khi Trung Quốc hồi tháng 11 năm 2013 đơn phương tuyên bố thiết lập Vùng Nhận diện Phòng không (ADIZ) ở bầu trời biển Hoa Đông. Vùng ADIZ có nghĩa là Trung Quốc đòi hỏi tất cả các máy bay đi qua khu vực phải thông báo cho họ.

Nhật Bản đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ vùng ADIZ của Trung Quốc bởi vùng ADIZ này bao gồm cả khu vực quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Ngoài ra, rất nhiều nước khác cũng phản đối hành động của Bắc Kinh bởi họ tin rằng đó là nỗ lực của Trung Quốc nhằm củng cố sức mạnh ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Mối quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu Châu Á đang xấu đi một cách nghiêm trọng vì cuộc tranh chấp nóng bỏng xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.

Kể từ sau khi Tokyo quyết định mua lại 3 trong số 5 hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9 năm 2012. Kể từ khi đó, Nhật Bản bắt đầu có nhiều động thái quân sự cho việc chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với Trung Quốc.

Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư gồm 5 hòn đảo nằm cách đảo Okinawa, phía nam Nhật Bản, khoảng 160km, và cách Vùng lãnh thổ Đài Loan khoảng 200km. Chùm đảo nằm giữa Nhật Bản và Đài Loan này chưa có người sinh sống nhưng lại sở hữu nguồn cá dồi dào và được cho là chứa một nguồn trữ lượng dầu mỏ khổng lồ. Nó cũng nằm gần với các tuyến đường biển quan trọng.

Cả Nhật Bản, Trung Quốc và Vùng lãnh thổ Đài Loan đều đòi chủ quyền đối với một quần đảo ở biển Hoa Đông mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, Nhật Bản gọi là Senkaku còn Đài Loan gọi là Tiaoyutai.

Nhật Bản đã kiểm soát những hòn đảo nhỏ chưa có người sinh sống ở biển Hoa Đông từ năm 1895 và đặt tên cho nhóm đảo nhỏ này là quần đảo Senkaku. Từ 1945-1972, Mỹ quản lý quần đảo này và sau đó trả về cho phía Nhật Bản.

Hiện tại, Tokyo đang kiểm soát Senkaku/Điếu Ngư nhưng Trung Quốc không chấp nhận điều đó. Cuộc tranh chấp xung quanh quần đảo này là nguyên nhân chính khiến quan hệ Trung - Nhật thường xuyên rơi vào căng thẳng.

Trong cuộc tranh chấp ở biển Hoa Đông, cả Bắc Kinh và Tokyo đều giữ một lập trường cứng rắn, không chịu lùi bước, khiến cuộc tranh chấp giữa họ trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại