Vụ Phạm Công Danh: Vì sao không thể thu hồi 4.500 tỷ đồng?

Yên Trang |

Số tiền trên ông Danh chuyển về VNCB để tăng vốn điều lệ đã hòa chung vào dòng tiền, nên không thể thu hồi.

Ngày 17/12, phiên xử ông Phạm Công Danh (cựu Chủ tịch HĐQT ngân hàng VNCB, Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) cùng 17 đồng phạm về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng bước sang phần tranh luận.

Đại diện VKSND Tối cao cho rằng án sơ thẩm quy kết các bị cáo phạm tội là có cơ sở. Việc ông Danh và đồng phạm cho rằng nguyên nhân xảy ra vụ án do hành vi vi phạm pháp luật của bà Hứa Thị Phấn (Cố vấn cao cấp NH Đại Tín, người bán cổ phần cho ông Phạm Công Danh) và các cá nhân điều hành tại NH Đại Tín.

Tại toà, HĐXX cũng tuyên bố không chấp nhận đơn kháng cáo của bà Phấn vì quá thời hạn. Theo HĐXX, bà Phấn vắng mặt với lí do sức khỏe, nhưng luật sư bảo vệ cho bà Phấn có mặt xuyên suốt quá trình xét xử.

Án sơ thẩm bà Phấn vẫn tiếp tục xin vắng mặt vì lí do sức khỏe nhưng vẫn ký đơn kháng cáo. Điều này đồng nghĩa với việc y án sơ thẩm đối với bà Phấn.

Cụ thể, HĐXX sơ thẩm đã tuyên thu hồi hàng ngàn tỉ đồng từ nhiều nguồn khác nhau do Phạm Công Danh dùng từ khoản vay 6.126 tỉ đồng để chi trả. Trong đó, bà Hứa Thị Phấn phải trả 600 tỉ đồng.

Cũng trong phiên tòa sáng nay, VKS cho rằng dù bị cáo Danh đã chuyển 4.500 tỷ đồng về VNCB để tăng vốn điều lệ nhưng đây là tiền bất hợp pháp, không phải của Danh.

Tiền này đã hòa chung và được Danh chỉ đạo sử dụng hết nên không có cơ sở thu hồi. Vì thế phần dân sự, VKS đề nghị phần không thu hồi 4.500 tỷ đồng từ VNCB.

Ngoài ra, cơ quan công tố VKS cũng kiến nghị làm rõ 1.633 tỷ đồng liên quan đến khoản vay tại BIDV, cũng như trách nhiệm của những người phê duyệt khoản vay này.

Các khoản tiền khác mà ông Danh cùng đồng phạm đề nghị thu hồi, VKS đánh giá không có cơ sở xem xét.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại