BBC dẫn lời các cơ quan truyền thông xác nhận: "Thảm họa đã khiến hàng trăm người thiệt mạng và nhiều người khác mất tích". Hiện nguyên nhân gây ra vỡ đập Xepian-Xe Nam Noy chưa được làm rõ.
Thủ tướng Thongloun Sisoulith đã hoãn các cuộc gặp chính phủ và tới vùng bị ảnh hưởng tại quận Sanamxay để hỗ trợ các địa phương xử lí tình hình.
Chính quyền địa phương đã kết hợp cùng các cơ quan chính phủ và các tổ chức cộng đồng để cung cấp cứu trợ khẩn cấp cho nạn nhân vùng bị lũ quét, đặc biệt là quần áo, thúc ăn, nước uống và thuốc men.
Công trình trị giá 1,2 tỉ USD này được khởi công vào năm 2013 và được lên kế hoạch bắt đầu sản xuất điện vào năm nay.
Theo BBC, các mục tiêu xây dựng đập thủy điện ở Lào bao gồm: Lào đã khởi công dự án xây đập để trở thành "nguồn điện của châu Á". Các nhánh sông Mê Kông đi qua Lào - tạo địa điểm thuận lợi cho việc xây dựng đập thủy điện.
Lào hiện đang có 39 nhà máy thủy điện, và 53 nhà máy khác đang được lên kế hoạch. Tới năm 2020, Lào dự kiến sẽ xây thêm 54 tuyến đường dây tải điện và 16 trạm biến áp.
Lào đã xuất khẩu 2/3 năng lượng thủy điện, điện năng chiếm khoảng 30% lượng sản phẩm xuất khẩu của Lào.
Một số hình ảnh tại hiện trường vụ vỡ đập thủy điện tại tỉnh Attapeu, Đông Nam Lào.
Đội cứu hộ địa phương đã nhanh chóng đến hiện trường sau khi thảm họa vỡ đập xảy ra. Ảnh: ABC Laos.
Hơn 6.600 người có nguy cơ mất trắng nhà cửa và toàn bộ tài sản. Ảnh: ABC Laos.
Lực lượng quân đội địa phương cũng đã tham gia tìm kiếm những người bị nạn. Ảnh: ABC Laos.
Ảnh: ABC Laos.
Ảnh: BCEL OneHeart charity.
Ảnh: BCEL OneHeart charity.
Ảnh: BCEL OneHeart charity.
Ảnh: BCEL OneHeart charity.
Nhiều nhà cửa bị nhấn chìm dưới 5 tỉ m3 nước. Ảnh: ABC Laos.
Nhiều người dân trong vùng đã được chính quyền địa phương sơ tán đến nơi an toàn. Ảnh: ABC Laos.
Ảnh: ABC Laos.
Nước lũ dâng cao sau khi vỡ đập thủy điện tại Lào.