Đoạn phim dài 37 giây được đăng tải vào ngày 27/9, ghi lại khoảnh khắc hai nam nhân viên tại sân bay xử lý tư trang của khách hàng.
Sau khi lấy hành lý từ băng chuyền, các nhân viên này không ngần ngại ném chúng như rác thải, bất kể việc chúng khá mỏng manh và dễ vỡ.
Trước đó, vào hồi tháng 7, sân bay Hong Kong chính thức đưa ra thông báo về khoản phí cho mỗi kiện hành lý được dỡ từ băng chuyền.
Tuy nhiên, HAS lại từ chối xác nhận và chỉ đưa ra một lời giải thích mơ hồ rằng số tiền trên sẽ được hoàn trả cho Tổng thầu xây dựng của hãng hàng không, trên cơ sở thu hồi chi phí.
Marcela Fernanda Solis Walker, người đăng tải đoạn clip bày tỏ: “Đây là cách mà học xử lý hành lý của chúng ta đây“.
Cô cũng không ngần ngại chia sẻ những vật dụng trên được vận chuyển trong chuyến bay của hãng hàng không Cathay Pacific từ Hạ Môn đến Hong Kong.
Qua những hình ảnh thu nhận được, người xem dễ dàng nhận ra hai nhân viên nam trong trang phục của Công ty dịch vụ sân bay Hong Kong (HAS), nhà cung cấp dịch vụ thuộc quyền sở hữu của Cathay Pacific.
Theo thông tin trên trang chủ, HAS được trao giấy phép xử lý hành lý tại sân bay từ năm 2008.
Hiện tại, đoạn video thu hút tới hơn 900.00 lượt xem và 2.400 bình luận. Rất nhiều người bày tỏ sự tức giận và yêu cầu các nhân viên phải cẩn thận hơn với đồ đạc của khách hàng.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng hành động trên là bình thường: “Nếu mọi người biết được mức lương của họ thấp như thế nào chắc sẽ không phàn nàn thêm nữa đâu“, một người để lại bình luận.
Sau khi nhận được thư phàn nàn của chủ nhân chủ nhân video trên vào ngày 28/9, đại diện của HAS nói: “Chúng tôi muốn gửi lời xin lỗi chân thành tới các khách hàng vì đã để xảy ra sự việc đáng tiếc trên”.
Trước đó, vào hồi tháng 7, sân bay Hong Kong chính thức đưa ra thông báo về khoản phí cho mỗi kiện hành lý được dỡ từ băng chuyền.
Tuy nhiên, HAS lại từ chối xác nhận và chỉ đưa ra một lời giải thích mơ hồ rằng số tiền trên sẽ được hoàn trả cho Tổng thầu xây dựng của hãng hàng không, trên cơ sở thu hồi chi phí.
Trước đó, một đoạn clip tương tự cũng khiến người xem ngỡ ngàng về dịch vụ xử lý hành lý tại các sân bay khác ở Anh, Hoa Kỳ và Trung Quốc. Video: Youtube