Vì sao ngân hàng trong nước mang 7,3 tỷ USD ra nước ngoài?

C.Sơn |

Theo báo cáo của VEPR, tính đến quý III/2015 có 7,3 tỷ USD được gửi ở nước ngoài.

Báo cáo vĩ mô quý I/2016 của Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) chiều 12/4, cho biết:

Cán cân tổng thể chuyển từ trạng thái cân bằng sang thâm hụt lớn 6,6 tỷ USD trong quý III/2015, chủ yếu do cán cân tài chính đổi chiều.

Lý giải về thực trạng này, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR cho biết, một nhân tố mới xuất hiện là tiền gửi ở nước ngoài thời điểm này gia tăng đột biến, lên 7,3 tỷ USD.

“Đây là diễn biến bất thường cần phải tiếp tục theo dõi xu hướng, giải thích và dự báo chặt chẽ.

Theo giả thuyết của chúng tôi, diễn biến bất thường này, một phần có thể xem như tình trạng 'bẫy thanh khoản' với ngoại tệ của hệ thống ngân hàng", ông Thành nhận định.

Ông Phạm Văn Đại, Trưởng nhóm nghiên cứu vĩ mô VEPR phân tích, trước đây các ngân hàng trong nước nhận tiền gửi của ngân hàng nước ngoài vì Việt Nam là nền kinh tế thiếu vốn.

Tuy nhiên, khi Trung Quốc phá giá nhân dân tệ, Việt Nam cũng phá giá tiền đồng, ngân hàng huy động USD nhưng không cho vay được gì doanh nghiệp không muốn vay khi tỷ giá tăng.

Khi đó, các ngân hàng có giải pháp duy nhất là gửi kỳ hạn ngắn ở ngân hàng nước ngoài để vớt vát lại lợi nhuận.

“Nếu chúng tôi dự báo đúng thì diễn biến mới này vẫn còn diễn ra cho tới hiện tại do quy định lãi suất huy động USD về 0% đã triệt tiêu động lực tiết kiệm ngoại tệ có kỳ hạn”, ông Đại cho hay.

Điều đáng nói, theo chuyên gia của VEPR, khi khoản tiền này được gửi tại các ngân hàng nước ngoài thì Việt Nam vẫn phải huy động vốn ngoại tệ để tài trợ cho các doanh nghiệp.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, Việt Nam cần có giải pháp đồng bộ khi đưa lãi suất huy động USD về 0% và hạn chế các doanh nghiệp vay ngoại tệ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại