F-16 Pakistan sợ tiêm kích MiG-29 Ấn Độ như "sợ cọp": Vì loại tên lửa đặc biệt?

N. Tuấn Sơn |

Với ưu thế vượt trội, tiêm kích MiG-29 đã khống chế F-16 Pakistan, tạo điều kiện cho các máy bay MiG-21, MiG-27 và Mirage-2000 KQ Ấn Độ phá hủy nhiều căn cứ quân sự của Pakistan.

MiG-29 khống chế bầu trời

Trong cuộc xung đột quy mô lớn ở Kargil (hay còn gọi là cuộc chiến tranh Kargil) giữa Ấn Độ và Pakistan năm 1999, cả 2 bên đều đã tung ra lực lượng mạnh nhất của mình. Trong đó, tiêm kích MiG-29 của Ấn Độ đóng vai trò quan trọng, quét sạch bầu trời, khống chế F-16 tạo điều kiện cho các loại máy bay khác đột nhập tấn công phá hủy các căn cứ quân sự của Pakistan.

Nhờ vậy, các máy bay MiG-21, MiG-27 và Mirage-2000 của Không quân Ấn Độ có thể dễ dàng hủy diệt các mục tiêu mặt đất mà không gặp phải trở ngại nào từ không quân Pakistan.

Ngày 13/06/1999, trong cuộc chiến Kargil, với ý đồ tấn công Pakistan, Không quân Ấn Độ huy động một lực lượng hùng hậu tới 16 chiếc máy bay chiến đấu, chủ yếu là MiG, để tập kích các vị trí quân sự nằm sâu trong lãnh thổ của đối phương.

Các máy bay tiêm kích MiG-29 Ấn Độ mang đầy đủ vũ khí, có nhiệm vụ sẵn sàng không chiến đánh bại tiêm kích F-16 của Pakistan nhằm chiếm ưu thế trên bầu trời. Về cơ bản các loại máy bay khác, kể cả tiêm kích đánh chặn như F-16 cũng không thể đấu lại được dòng tiêm kích chiếm ưu thế trên không chuyên nhiệm như MiG-29.

Tại thời điểm đó, các máy bay MiG của Ấn Độ được trang bị tốt hơn và mang vũ khí không đối không tốt hơn so với các máy bay của Không quân Pakistan.

F-16 Pakistan sợ tiêm kích MiG-29 Ấn Độ như sợ cọp: Vì loại tên lửa đặc biệt? - Ảnh 1.

Tiêm kích MiG-29 của Không quân Ấn Độ.

Không quân Ấn Độ triển khai lực lượng rất mạnh nhằm hủy diệt các vị trí của Quân đội Pakistan ở dãy núi Himalaya nơi có độ cao lên tới 18.000 ft (gần 5.500m) - điều chưa từng có trong lịch sử chiến tranh tập kích đường không.

Đón đánh táo bạo này nhằm đảm bảo đạt được 3 mục tiêu quan trọng: chớp nhoáng giành chiến thắng trong thời gian cực nhanh, làm nhụt chí binh sĩ quân đội Pakistan và chứng tỏ khả năng hạn chế của vũ khí hạt nhân.

Chính vì Không quân Ấn Độ chiếm được ưu thế trên không trong cuộc chiến tranh đó, sau này trong cuộc xung đột biên giới năm 2002, Không quân Pakistan lại "tim đập chân run", theo trang Strategy Page.

Tiêm kích MiG-29 thực sự đóng vai trò quan trọng che đầu, bảo vệ cho các chiến đấu cơ khác trong cuộc chiến Kargil, khống chế bầu trời.

Vì sao F-16 Pakistan sợ tiêm kích MiG-29 Ấn Độ như "sợ cọp"?

Lý do đơn giản để giải thích tại sao tiêm kích F-16 Pakistan không thể ngắm bắn MiG-29 Ấn Độ là vì chiến đấu cơ MiG được trang bị các tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn (BVRAAM) do Nga sản xuất với cự ly diệt mục tiêu tới 80km trong khi đó F-16 Pakistan lại không có loại tên lửa hiện đại như vậy.

Cho tới sau này thì rốt cục F-16 Pakistan cũng mới được trang bị tên lửa BVRAAM có tầm bắn lên tới 80 km.

F-16 Pakistan sợ tiêm kích MiG-29 Ấn Độ như sợ cọp: Vì loại tên lửa đặc biệt? - Ảnh 2.

Tiêm kích Mig-29 Không quân Ấn Độ mang tên lửa.

Nga cả khi Không quân Ấn Độ được lệnh không vượt qua đường ranh giới kiểm soát thì các tiêm kích MiG vẫn hoàn toàn có thể là mối đe dọa chết chóc đối với F-16 Pakistan từ ngay trong không phận nước nhà.

Phi công Pakistan sợ MiG-29 và biết rằng họ có thể bị bắn hạ ngay trước khi kịp áp sát để có cơ hội bắn đối phương. Chính vì thế, mặc dù Pakistan đã tung F-16 ra trận nhưng chỉ được phép tuần tra trong không phận nước nhà và thậm chí không dám tới dần đường ranh giới kiểm soát vì sợ bị tên lửa ngoài tầm nhìn của MiG-29 tiêu diệt.

Tất nhiên, một khi các máy bay chiến đấu khác không thể ném bom chính xác trên khu vực địa hình núi cao thì Mirage-2000 kèm theo thùng chỉ thị mục tiêu đã bật lên là ngôi sao sáng nhất, trở thành chiến đấu cơ tấn công mặt đất tốt nhất, là giải pháp cuối cùng được dùng đến để tiêu diệt các hầm ngầm của Pakistan ở Kargil bằng bom điều khiển bằng laser.

"Các phân tích bởi những chuyên gia Pakistan tiết rộ rằng thực tế cho thấy, Không quân đã từ chối đóng bất cứ vai trò hỗ trợ nào đối với Lục quân Pakistan, điều mà sau nay gây ra sự tức giận lớn", báo cáo của Strategy Page cho biết.

Các tiêm kích MiG-29 Ấn Độ được trang bị tên lửa không đối không "chết chóc" ngoài tầm nhìn hoàn toàn có khả năng khóa mục tiêu và tấn công F-16 của Không quân Pakistan, buộc F-16 phải tránh xa.

Và thế là, một khi không còn sự đe dọa của Không quân Pakistan, Không quân Ấn Độ có thể tung ra nhiều đòn tấn công vào các vị trí của Pakistan, kể cả bằng bom "ngu".

F-16 Pakistan sợ tiêm kích MiG-29 Ấn Độ như sợ cọp: Vì loại tên lửa đặc biệt? - Ảnh 3.

Tiêm kích F-16 của Không quân Pakistan.

Bộ Chỉ huy Không quân phía Tây đảm bảo rằng bất cứ hoạt động tấn công mặt đất hay trinh sát nào của Không quân Ấn Độ được tiến hành thì MiG-29 hoặc các máy bay tiêm kích phòng không khác cũng được phái lên làm nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ trên không đề phóng bất cứ sự can thiệp nào của Không quân Pakistan làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ tấn công mặt đất.

Thực tế cho thấy, trong kho vũ khí của Không quân Pakistan lúc bấy giờ thì chỉ có tiêm kích F-16 là có khả năng chiến đấu tốt nhất.

Tuy nhiên, chỉ vì thiếu tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn đã khiến cho tiêm kích F-16 của họ thường duy trì một cự ly an toàn cách đường ranh giới kiểm soát 10-20 dặm (16-32km), mặc dù thi thoảng F-16 cũng vào tới cự ly 8 dặm để công kích mục tiêu mặt đất, nhưng rất hiếm.

Sau đó, dưới trung gian hòa giải của chính quyền Tổng thống Mỹ Bill Clinton, 2 phía Pakistan và Ấn Độ cùng đồng ý khôi phục đường ranh giới kiểm soát ở Kashmir, cuộc chiến khốc liệt đã tạm chấm dứt.

Không quân Ba Lan huấn luyện tiêm kích F-16 đánh quần vòng với MiG-29

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại