Vết rạn nứt khổng lồ trên băng Nam Cực khiến giới khoa học đứng ngồi không yên

Nguyễn Hằng |

Các nhà khoa học đưa ra cảnh báo về một tảng băng khổng lồ ở Nam Cực dự kiến tiếp tục đứt vỡ tại thềm băng Larsen C thêm 10 km trong năm 2017 và chưa hề có dấu hiệu dừng lại.

Hình ảnh chụp vệ tinh cho thấy vết rạn nứt khổng lồ đang mở rộng và kéo dài tới 175 km và đã có tăng thêm 10 km kể từ đầu tháng 1/2017.

Các nhà khoa học cho rằng việc xuất hiện một tảng băng trôi khổng lồ tách khỏi thềm băng chỉ còn là vấn đề thời gian. Nhiều khả năng nó có thể là một trong những tảng băng trôi lớn nhất trong lịch sử.

Theo Adrian Luckman, một nhà nghiên cứu tại Đại học Swansea chia sẻ với tờ BBC rằng: "Cảm giác của tôi là sự đứt gãy mới có thể sẽ xảy ra trong vài tuần đến vài tháng tới, nhưng biểu hiện lộ ra bên ngoài sẽ chậm hơn".

Đứt gãy trên tảng băng khổng lồ tại thềm băng Larsen C đã diễn ra trong nhiều thập kỷ mặc dù tốc độ của nó khá chậm.

Vết rạn nứt khổng lồ trên băng Nam Cực khiến giới khoa học đứng ngồi không yên - Ảnh 1.

Vết nứt tiếp tục mở rộng và kéo dài ở ngưỡng báo động

Trước đó, các chuyên gia chỉ phát hiện ra một vết nứt nhỏ trên tảng băng vào những năm 1960, nhưng sau đó nó mở rộng nhanh chóng vào năm 2010. Từ đó, vết nứt tiếp tục gia tăng, kéo dài và mở rộng đến mức 5000 km2.

Sự phát triển chóng mặt của vết nứt trên tảng băng khổng lồ có kích thước ngang bằng một quốc gia ở ngưỡng báo động vào tháng 12/2016, khi các chuyên gia phát hiện thấy vết rạn nứt kéo dài tới 18 km chỉ trong một vài tuần ngắn ngủi.

Do các vết nứt phát triển song song với các cạnh của thềm băng Larsen C, nên nếu tiếp tục quỹ đạo đường đứt gãy như hiện tại thì rất có thể nó sẽ càn quét 100 km băng còn lại trên đường đi.

Nhưng nếu vết nứt rẽ mạnh về phía bắc thì sẽ chỉ có khoảng 20 km dải băng tại thềm băng bị cuốn theo tảng băng khổng lồ. Tuy nhiên, điều này có nghĩa là thềm băng lớn ở châu Nam Cực, Larsen C sẽ mất nhiều hơn 10% diện tích.

Vết rạn nứt khổng lồ trên băng Nam Cực khiến giới khoa học đứng ngồi không yên - Ảnh 2.

Đứt gãy gia tăng trên tảng băng khổng lồ khiến nhiều chuyên gia lo ngại thềm băng Larsen C ở Nam Cực sẽ bị vỡ ra và kéo theo loạt ảnh ảnh hưởng không nhỏ tới mực nước biển.

Thềm băng là những khối băng khổng lồ trôi nổi dày hàng trăm mét ở mép sông băng. Nếu vết nứt tiếp tục phát triển và tách rời khỏi thềm băng Larsen C thì sẽ xuất hiện một tảng băng khổng lồ có độ dày tới 350 mét trôi nổi trên đại dương.

Larsen C là thềm băng lớn nhất ở châu Nam Cực. Nếu tảng băng khổng lồ đứt gãy có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình trạng bất ổn của thềm băng và gây ra hiện tượng mực nước biển dâng cao.

Đó là một trong những bài học kinh nghiệm trong quá khứ từ sự đứt gãy thềm băng Larsen A vào năm 1995 và Larsen B vào năm 2002.

Theo David Vaughan, một chuyên gia nghiên cứu của dự án khảo sát băng tại Nam Cực của Anh cho biết: "Việc xuất hiện vết đứt gãy hình thành tảng băng trôi khổng lồ có thể là dấu hiệu bước đầu cho thấy sự sụp đổ của thềm băng Larsen C, làm tan vỡ một số tảng băng không nhỏ ở Nam Cực".

Các nhà nghiên cứu quan ngại rằng, việc mất đi thềm băng Larsen C sẽ tạo ra một trong những núi băng trôi lớn nhất trong lịch sử thế giới và gây bất ổn trên các dải băng ở Nam Cực.

Khi tảng băng vỡ ra khổi thềm lục địa kết dính, nó có thể làm tăng tốc độ dòng chảy trên các dòng sông băng ở Nam Cực vào Địa Dương và khiến cho mực nước biển tăng lên.

Theo dự đoán của các nhà nghiên cứu, nếu thềm băng Larsen C tan vỡ, ước tính có thể khiến cho mực nước biển tăng lên khoảng 10 cm. Bất cứ một sự biến đổi dù nhỏ nhất về mực nước biển cũng có thể tác động không nhỏ tới những những người dân sinh sống ở ven biển.

(Nguồn: Sciencealert)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại