UAV TQ bán chạy nhất 2018 nhưng rụng... như sung: Khách coi chừng "tiền mất tật mang"

Chỉ Nhàn |

Mặc dù đạt được doanh số xuất khẩu máy bay không người lái vô cùng ấn tượng năm 2018, thế nhưng UAV Trung Quốc "nhân tiện" cũng lập luôn kỷ lục về "scaldal".

Theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) về doanh số xuất khẩu máy bay không người lái (UAV) Trung Quốc năm 2018, nước này đã đạt thắng lợi vang dội.

Doanh số 1 năm bằng 7 năm chế tạo UAV MQ-9 Mỹ!

Theo số liệu của SIPRI, năm 2018, các doanh nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã xuất khẩu 163 máy bay không người lái gồm nhiều phiên bản tới 13 quốc gia trên thế giới.

Đây thực sự là kỷ lục vô cùng ấn tượng của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc, khi mà trong lĩnh vực UAV, nước này chỉ là "tay mơ" nếu so với Mỹ.

Để tiện so sánh, dòng UAV MQ-9 Reaper nổi tiếng của Mỹ được đưa vào sản xuất loạt từ năm 2007, đến 2014 tổng sản lượng mới là 163 chiếc, đến 2016 là 195 chiếc.

Như vậy, chỉ cần 1 năm, doanh số bán UAV của Trung Quốc bằng 7 năm của Mỹ!

Với Nga thì không tính, bởi tới nay dù có nền công nghiệp quốc phòng được xem là "chiếu trên" với Trung Quốc nhưng Nga mới chỉ tạo ra thiết kế UAV cỡ nhỏ, các loại cỡ trung và lớn đều chỉ dừng ở tính chất thử nghiệm. Trên thị trường xuất khẩu, UAV Nga hầu như không có mấy tên tuổi.

UAV TQ bán chạy nhất 2018 nhưng rụng... như sung: Khách coi chừng tiền mất tật mang - Ảnh 1.

Báo cáo của SIPRI.

Đáng ngạc nhiên, danh sách quốc gia mua nhiều UAV Trung Quốc nhất bao gồm cả đồng minh thân cận của Mỹ như Ả Rập Saudi (35 chiếc); UAE (40 chiếc); Pakistan (25 chiếc); Ai Cập (10 chiếc).

Các loại UAV Trung Quốc hiện được ưa chuộng nhất là CH-3 và CH-4 thuộc dòng máy bay không người lái "Cầu vồng" được Tổng Công ty Khoa học - Công nghệ hàng không không gian Trung Quốc (CASC) thiết kế và phát triển.

Trong đó, loại CH-4 có hình dạng bên ngoài hệt như MQ-9 Reaper khiến nó dính nghi án sao chép công nghệ Mỹ.

Nhưng dù có mang tiếng đi "nhái" thì CH-4 vẫn bán rất chạy bởi tính năng mà nó đem lại.

Theo CASC, bản CH-4A có thể đạt tầm bay 3.500-5.000km, thời gian bay liên tục 30-40 tiếng, trong khi CH-4B có thể mang vũ khí với tải trọng 250-345kg.

Sơ qua thì tham số kỹ thuật của dòng CH-4 vượt trội cả MQ-9 Reaper mà trong khi đó giá cả được cho là rất phải chăng - khoảng 4 triệu USD/hệ thống, rẻ hơn nhiều so với đơn giá gần 16 triệu USD với MQ-9.

Dẫu vậy, công nghệ cao mà lại rẻ tiền thì thường có vấn đề, nhất là với xuất xứ Trung Quốc. Trước công nghệ UAV, đã từng có nhiều vũ khí "made in China" dính "phốt" nhái - rẻ - rởm.

UAV TQ bán chạy nhất 2018 nhưng rụng... như sung: Khách coi chừng tiền mất tật mang - Ảnh 3.

UAV CH-4 bán chạy nhất Trung Quốc.

Khách hàng coi chừng "tiền mất tật mang"!

Và thật không may, máy bay không người lái của Trung Quốc cũng không thoát khỏi "quy luật" rẻ + mạnh = rởm.

Được nhiều quốc gia ở "chảo lửa Trung Đông" mua, UAV Trung Quốc nhanh chóng được tung ra chiến trường và sớm bị "bóc mẽ" khả năng thật sự.

Dù được quảng cáo là có khí tài điện tử cực kỳ hiện đại, nhưng không rõ vì sao hồi cuối năm 2017, một chiếc CH-4B của Ả Rập Saudi đã bắn nhầm xe đám cưới ở Yemen khiến 12 phụ nữ thiệt mạng.

Ngoài ra, Ả Rập Saudi sau đó còn gặp họa với CH-4B trong một phi vụ khác không kích nhầm đám tang ở làng Shiraa, cách thủ đô Sana'a 40km về phía Bắc.

UAV TQ bán chạy nhất 2018 nhưng rụng... như sung: Khách coi chừng tiền mất tật mang - Ảnh 4.

Xác chiếc CH-4 bị Houthi bắn rơi ở Yemen.

Tháng 8/2018, một trong những thiết kế UAV tối tân nhất của Trung Quốc trên thị trường xuất khẩu - CH-4B đã bị phiến quân Houthi bắn hạ bằng vũ khí phòng không lỗi thời.

Tháng 4/2019, Quân đội Ả Rập Saudi tuyên bố bắn rơi một chiếc UAV của Houthi. Tuy nhiên, sau đó họ nhanh chóng đính chính lại rằng mình bắn nhầm UAV CH-4.

Nguyên nhân vụ bắn nhầm không được tiết lộ, nhưng theo giới chuyên gia thì các vũ khí của Mỹ và Trung Quốc nằm trong tay Ả Rập Saudi hầu như không có hệ thống nhận diện địch - ta.

Theo một vị tướng cấp cao của Bộ chỉ huy châu Phi Quân đội Mỹ (AFRICOM), UAV CH-3 mà Nigeria mua của Trung Quốc không được sử dụng thường xuyên vì "chất lượng kém".

Hồi tháng 1/2015, một chiếc CH-3 mà Nigeria mua đã gặp nạn rơi cùng vũ khí, nguyên nhân không được tiết lộ.

Rõ ràng, có dùng mới biết, đúng là không thể tin nổi vào quảng cáo vũ khí của Trung Quốc, và bây giờ có lẽ không ít quốc gia mua UAV "made in China" đang ngồi run vì lỡ vung tiền mua đồ rởm, giờ đây "tiền mất tật mang".

Đã bắt đầu xuất hiện tình trạng bán tháo UAV Trung Quốc sau khi đưa vào hoạt động không hiệu quả.

Điển hình là Jordan, hôm 3/6 họ tuyên bố muốn bán toàn bộ 6 chiếc CH-4B mới cứng nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2016. Rõ là đã có vấn đề xảy ra khiến nước này "sợ hãi" bán tháo số UAV "made in China".

Jordan và có thể sắp tới là Ả Rập Saudi hay Iraq hay Nigeria... năm 2018 có thể là năm đại thắng với UAV Trung Quốc, nhưng các năm tiếp theo không chắc là vậy!

Đúng là "đắt một chút nhưng chất lượng cao" vẫn hơn "rẻ = rởm".

Video quảng cáo UAV Trung Quốc dùng vũ khí thông minh chính xác tuyệt đối.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại