UAV Scan Eagle do Mỹ sản xuất. Ảnh: Navalnews
Theo Reuters, Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận gói viện trợ quân sự mới trị giá 775 triệu USD.
Trong đó, bao gồm 16 khẩu pháo cỡ nòng 105 mm, tên lửa chống radar AGM-88 HARM, 40 phương tiện chống phục kích, chống mìn MaxxPro (MRAP), 50 xe quân sự Humvee và 15 UAV Scan Eagle.
Theo quan chức Mỹ, đây cũng là lần đầu tiên Washington viện trợ UAV Scan Eagle cho quốc gia Đông Âu.
Mỗi Scan Eagle có chiều dài 1,71 m; chiều rộng sải cánh 3,11 m; có khối lượng 18 kg và trọng tải cất cánh tối đa 22 kg.
Tốc độ tối đa của UAV là 148 km/h, trần bay 5,9 km, và dùng động cơ xăng hoặc nhiên liệu JP-5/JP-8.
Scan Eagle có thể hoạt động liên tục trong vòng 24 tiếng.
UAV Scan Eagle có thiết kế đặc trưng nhanh - nhỏ - gọn. Ảnh: DVIDS
Scan Eagle được trang bị máy quay ngày và đêm với độ phân giải cao cùng cảm biến ảnh nhiệt để tăng khả năng theo dõi trong điều kiện thời tiết phức tạp.
Bản vẽ cấu tạo của ScanEagle. Ảnh: Boeing |
Cảm biến hiện đại nhất của Scan Eagle là hệ thống Nhận diện quang học và đo xa (ViDAR) do công ty Sentinel Vision phát triển.
Tổ hợp này có thể liên tục quét khu vực rộng 180 độ phía trước máy bay với tầm tối đa khoảng 37 km.
Scan Eagle có thể hoạt động liên tục trong vòng 24 tiếng. Ảnh: Flickr |
Một hệ thống Scan Eagle hoàn chỉnh gồm tối đa 4 máy bay cùng bệ phóng Mark 4 đặt trên đất liền hoặc tàu chiến, đài điều khiển và hệ thống thu hồi SkyHook.
Mỗi tổ hợp hoàn chỉnh có giá 3 - 5 triệu USD tùy thuộc vào nhu cầu trang bị của khách hàng.
UAV Scan Eagle trước khi được phóng. Ảnh: US Marine Corps |
Với ưu điểm nhỏ gọn, dễ triển khai và thu hồi cùng khả năng trinh sát, giám sát trong thời gian dài, Scan Eagle rất được ưa chuộng trong lực lượng vũ trang Mỹ. Ngoài ra, nó còn được xuất khẩu cho hơn 20 quốc gia trên thế giới.