Tương lai Hải quân Mỹ: Tàu sân bay "đắp chiếu", vũ khí không tương thích với khu trục hạm

Bảo Lam |

Những chiếc tàu đắt đỏ như thế chưa bao giờ và chưa từng được sản xuất ở đâu trên thế giới. Tất nhiên, những chi phí khi bắt đầu đưa vào đóng hàng loạt sẽ giảm nhưng không đáng kể.

Tàu sân bay Gerald Ford thực chất vẫn chưa thể sử dụng được

Tàu sân bay tối tân “Gerald Ford” của Mỹ đã được đưa vào đội ngũ của Hải quân từ gần hai năm trước nhưng cho đến nay, nó vẫn “đơn thương độc mã” hành trình trên biển, có nghĩa là không có phi đội máy bay trên boong.

Và thậm chí, giờ nó còn không ra khơi, mà được đưa về cảng để sửa chữa.

Người Mỹ đã đặt vào nó những hi vọng vô cùng lớn lao. Nhờ việc ứng dụng các công nghệ tối tân, sự ổn định của tất cả hệ thống trên chiếc tàu sân bay, mà dự kiến tuổi đời kéo dài nữa thế kỷ, sẽ phải tăng đáng kể.

Việc ứng dụng tự động hóa đã làm giảm đáng kể số lượng thủy thủ đoàn, cũng như chi phí vận hành chiếc tàu. Người ta tính toán rằng, nhờ đó sẽ tiết kiệm được khoảng 4 tỷ USD.

Tuy nhiên, giải thưởng này đã bị chi phí đắt đỏ của quá trình thiết kế và sản xuất Gerald Ford ngốn sạch. Nó tiêu tốn của ngân sách 13 tỷ USD. Thêm vào đó, hiện nay đang triển khai các hoạt động ngoài kế hoạch, mà chưa được đưa vào chi phí.

Những chiếc tàu đắt đỏ như thế chưa bao giờ và chưa từng được sản xuất ở đâu trên thế giới. Giá thành một chiếc tàu sân bay lớp Nimitz, mà 10 chiếc tàu sân bay Gerald Ford sẽ phải thay thế chúng, vào khoảng 6 tỷ USD.

Tương lai Hải quân Mỹ: Tàu sân bay đắp chiếu, vũ khí không tương thích với khu trục hạm - Ảnh 1.

Biên đội tàu sân bay của Mỹ, với trung tâm hiện tại là Tàu sân bay lớp Nimitz

Tất nhiên, những chi phí cho quá trình sản xuất các tàu chiến mới, khi bắt đầu đưa vào đóng hàng loạt, sẽ giảm nhưng không đáng kể.

Bên cạnh đó, về các tính năng hoạt động và kích cỡ Gerald Ford gần như không khác gì so với Nimitz.

Tải trọng 100 nghìn tấn, chiều dài 337m, chỉ dài hơn khoảng 4m. Chiều rộng tối đa 78m, dài hơn 1m. Chiều cao - 76m, cao hơn 3m. Độ chìm của đáy tàu dưới nước cũng 12m. Cả hai chiếc tàu sân bay đều có khả năng đạt được vận tốc 30 hải lý/h.

Số lượng phi đội máy bay giống nhau - tối đa 90 máy bay và trực thăng. Và thành phần phi đội máy bay về chất lượng cũng thế - các máy bay tiêm kích cất cánh từ tàu sân bay, các máy bay tác chiến điện tử và máy bay cảnh báo sớm, các máy bay vận tải, các trực thăng đa mục tiêu.

Nhưng, đương nhiên, theo thời gian, có nghĩa là bắt đầu từ chiếc tàu sân bay đầu tiên được sản xuất hàng loạt, những máy bay tiêm kích-ném bom F-35S sẽ được đưa vào phi đội máy bay.

Cụ thể, các thiết bị của tàu sân bay mới đã chịu những sự thay đổi đáng kể. Ban đầu, đương nhiên, cần phải nói rằng, khả năng bị radar phát hiện của Gerald Ford giảm.

Mặc dù nỗ lực che dấu cả một biên đội tàu sân bay tấn công hoành tráng, gồm hơn 10 tàu chiến bảo vệ và phục vụ, nghe có vẻ khá lạ lùng.

Mức độ tự động hóa của tất cả các quy trình trên tàu được nâng cao đáng kể, từ đó, thời gian thực hiện chúng được rút ngắn, cùng với tính ổn định được tăng cường.

Tỷ lệ thâm hụt lao động của những quá trình này giảm tới 30%. Nhờ đó, đã cắt giảm được thủy thủ đoàn từ 3.200 người xuống còn 2.500 người. Phi đội máy bay cũng có số lượng nhân sự tương đương – 2.500 người.

Để nâng cao quá trình tự động hóa các quy trình trên tàu cần có thêm năng lượng. Vấn đề này được đảm bảo bởi lò phản ứng nguyên tử mới (hai chiếc), tạo ra 25% công suất lớn hơn lò phản ứng của Nimitz.

Lò phản ứng này hoàn thiện hơn, nó không cần phải tái khởi động nhiên liệu hạt nhân trong quá trình vận hành, tuổi thọ của nó đủ hoạt động trong vòng 50 năm.

Nhờ việc sử dụng hệ thống phóng điện từ mới (tổng cộng có 4 hệ thống trên tàu), thời gian giữa các lần máy bay cất cánh giảm đi. Trên Gerald Ford, số lượng các lần cất cánh trong một ngày đêm đạt con số 160, còn trên Nimitz là 120.

Tàu sân bay được trang bị hệ thống radar định vị mới đa nhiệm vụ có thể phát hiện các mục tiêu trên không, dẫn hướng tên lửa của mình, cũng như những chiến hạm hộ tống nhằm vào các mục tiêu này.

Tương lai Hải quân Mỹ: Tàu sân bay đắp chiếu, vũ khí không tương thích với khu trục hạm - Ảnh 3.

Tên lửa của hệ thống RIM-116

Vũ khí phòng không/phòng thủ chống tên lửa gồm hệ thống pháo cao xạ 20mm có tốc độ bắn 3.000 phát/phút, cũng như hai tổ hợp tên lửa phòng không RIM-116, với những tính năng và cách thức dẫn hướng khá giống nhau, bằng đầu đạn tự dẫn hướng hồng ngoại cho các tên lửa phòng không Stinger.

RIM-162 - là một tổ hợp mạnh nhất, tầm bắn của nó đạt tới 50km (bán kính của hệ thống radar định vị của tàu sân bay cũng ở mức tương tự), còn quả tên lửa của nó có thể đạt tới vận tốc 4M. Khả năng quá tải của quả tên lửa - 50g. Trọng lượng đầu đạn - 39kg.

Tất cả những thứ nêu trên đều có trong chiếc tàu sân bay “hoàn hảo” Gerald Ford. Có nghĩa, đây là những tính năng kỹ-chiến thuật đã được thống nhất với Lầu Năm Góc, đây là mô tả kỹ thuật đã được đơn vị chế tạo giới thiệu.

Tương lai Hải quân Mỹ: Tàu sân bay đắp chiếu, vũ khí không tương thích với khu trục hạm - Ảnh 4.

Tên lửa của hệ thống RIM-162

Chiếc siêu tàu sân bay đầu tiên được triển khai đóng vào ngày 14/11/2009 tại nhà máy đóng tàu Northrop Grumman Shipbuilding Newport News ở bang Virginia.

Ngày 9/11/2013, chiếc tàu được hạ thuỷ. Sau đó hai năm, người ta xác định rằng, có nhiều hệ thống quan trọng sống còn của chiếc tàu sân bay đang gặp phải những trục trặc nghiêm trọng. Và đa phần phải chỉnh sửa bằng cách thiết kế và sản xuất lại.

Đã xác định được rằng, các đường băng cất-hạ cánh có những sai số nghiêm trọng so với các tiêu chuẩn về vận hành an toàn lực lượng không quân tàu sân bay. Đường băng đã được tháo ra và thay mới.

Hệ thống phóng điện từ đã được hoàn thiện do tính ổn định vô cùng thấp. Trong tài liệu hướng dẫn đã chỉ rõ rằng, hệ thống phóng phải thực hiện được 4166 lần cất cánh cho tới khi nó gặp trục trặc. Nhưng nó mới chỉ thực hiện không quá 400 lần cất cánh.

Tình hình liên quan tới hệ thống hãm khi hạ cánh còn tồi tệ hơn, ở đây tỷ lệ có thể tiếp nhận liên tục các máy bay là 25 lần, thay vì 1.600 lần như cam kết.

Cũng phát hiện một vài điểm “vớ vẩn” so với những trục trặc được liệt kê ở trên. Trong số đó, phải kể đến tất cả 11 hệ thống bàn nâng vũ khí lên mặt tàu không hoạt động.

Nhưng người ta quyết định không quá mất nhiều thời gian vào điều đó, khi chỉ sửa chữa 2 trong số 11 hệ thống.

Các hệ thống còn lại dự kiến sẽ được tu chỉnh trong quá trình vận hành thử nghiệm tàu sân bay. Hơn nữa, các chi tiết cơ học vẫn vận hành bình thường, còn lỗi là do hệ điều hành.

Hệ thống radar cũng gặp phải tình huống tương tự khi chương trình điều khiển cũng trục trặc. Và người ta quyết định sửa nó sau khi bàn giao Gerald Ford cho Hải quân Mỹ.

Lễ chuyển giao đã được tổ chức ngày 31/5/2017. Tổng thống Donald Trump tới dự đã gọi chiếc tàu sân bay này là “thông điệp 100 nghìn tấn gửi tới thế giới”.

Và bắt đầu các cuộc thử nghiệm hoạt động kéo dài lê thê. Bởi vì, hệ thống phục vụ các máy bay chưa thực sự sẵn sàng 100% đã và sẽ không cho phép triển khai phi đội máy bay trên Gerald Ford cho tới nay.

Và hiện giờ chiếc tàu sân bay lại gặp trục trặc hệ thống máy. Không phải lò phản ứng, nếu không thì thảm họa đã xảy ra, mà là hệ thống tuốc bin hơi, mà đẩy năng lượng do các lò phản ứng tạo ra tới chân vịt và máy phát điện.

Gerald Ford được đưa vào xưởng. Dự kiến công tác sửa chữa sẽ kéo dài tới tháng 10. Tuy nhiên, đã phát hiện nhiều điều thú vị. Hóa ra chiếc tàu sân bay chưa được bàn giao “hoàn toàn” cho Hải quân.

Công tác bàn giao “hoàn toàn” sẽ diễn ra sau khi kết thúc công tác tu sửa – Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo.

Người ta xác định được rằng chỉ có 2 hệ thống nâng trong số 11 hệ thống hoạt động. Và tình hình liên quan tới phần mềm điều khiển của hệ thống radar định vị không có dấu hiệu tiến triển.

Tương lai Hải quân Mỹ: Tàu sân bay đắp chiếu, vũ khí không tương thích với khu trục hạm - Ảnh 6.

TSB Gerald Ford năm 2017 trong một buổi thử nghiệm hệ thống phòng không

Người Mỹ chưa tìm ra vũ khí tương thích với khu trục hạm tương lai Zumwalt

Cần phải nói rằng trong thời gian gần đây, trong lĩnh vực đóng tàu của Mỹ có không ít những vấn đề tương tự khiến cho thời hạn chế tạo các tàu chiến bị kéo dài, dẫn tới hiệu quả giảm theo.

Ví dụ điển hình chính là số phận của chiếc khu trục hạm tương lai Zumwalt, mà chỉ mới đây thôi được người ta gọi là “chiến hạm tương lai”.

Nó được hạ thủy vào năm 2013 và cho đến nay vẫn “đang được nâng cấp”. Có nghĩa là người ta đang nỗ lực để nó có thể sẵn sàng chiến đấu một cách toàn diện. Nguồn gốc của những vấn đề này chủ yếu là do công tác xây dựng kế hoạch không đúng.

Tương lai Hải quân Mỹ: Tàu sân bay đắp chiếu, vũ khí không tương thích với khu trục hạm - Ảnh 7.

Khu trục hạm Zumwalt số hiệu 1001

Ban đầu dự định Zumwalt sẽ phải làm nhiệm vụ triển khai tấn công nhằm vào các vị trí xa bờ của địch từ khoảng cách xa mà pháo binh của địch không thể vươn tới. Để thực hiện những mục tiêu này, các tên lửa hành trình Tomahawk đã được bố trí kèm thêm một khẩu súng điện từ.

Các cuộc thử nghiệm 3 phiên bản súng điện từ được bắt đầu vào năm 2008, 3 năm trước khi bắt đầu đóng tàu Zumwalt.

Khi Zumwalt đã ra khơi để thử nghiệm mới rõ rằng, khẩu súng điện từ có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách từ 200 đến 400km không biết tới khi nào mới xong. Thậm chí không hiểu các kỹ sư có chế tạo được khẩu súng có khả năng hoạt động hay không.

Khẩu súng điện tử thử nghiệm được tháo ra. Thay vào đó là hai tổ hợp pháo siêu mạnh AGS 155mm. Tầm bắn của chúng lên tới 155km nhờ sử dụng các loại đạn phản lực-chủ động điều khiển.

Tuy nhiên cả phương án này cũng phải loại bỏ dù AGS đã thử nghiệm thành công. Vấn đề ở chỗ, ban đầu dự định chế tạo 32 khu trục hạm lớp Zumwalt.

Khi sản xuất hàng loạt số đạn cho 64 khẩu pháo trên 32 khu trục hạm này, thì giá thành của mỗi viên đạn tương đương khoảng 35 nghìn USD.

Tuy nhiên, số lượng các tàu Zumwalt đã bị cắt xuống còn 3 chiếc do giá thành mỗi chiếc tương đương 4,5 tỷ USD, nhưng chất lượng lại không đáng “đồng tiền bát gạo”.

Như vậy, nó sẽ kéo theo giá thành của một viên đạn phục vụ khẩu pháo AGS lên tới 800 nghìn đến 1 triệu USD. Cộng thêm chi phí bảo dưỡng và lạm phát - giá thành đã lên tới gần 2 triệu USD. Lầu Năm Góc đã quyết định từ chối sự hoang phí điên loạn này.

Kết quả là các tổ hợp AGS đã được tháo ra. Và hiện giờ Lầu Năm Góc đang căng óc suy nghĩ xem thay nó bằng cái gì.

Thêm vào đó, chiếc khu trục hạm đang trong quá trình thử nghiệm này đã hai lần vào xưởng do hệ thống máy gặp trục trặc. Đồng thời, cho tới nay các vấn đề liên quan tới việc cung cấp điện bình thường cho các hệ thống trên tàu vẫn chưa được giải quyết.

Một clip miêu tả súng điện từ và khả năng triển khai nó lên khu trục hạm Zumwalt

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại