Trung Quốc tung video Tàu sân bay và máy bay chiếm ưu thế trên không J-15 để dọa ai?

Hoài Giang |

Rõ ràng Trung Quốc không che giấu ý định đưa J-15 lên các Tàu sân bay mà họ đóng mới nhằm phục vụ các cuộc xung đột trên biển tiềm tàng trong tương lai.

Kênh Tân Hoa Xã hôm 12/4 đã công bố những thước phim mới về máy bay chiến đấu đa năng thế hệ đầu tiên của Không quân Trung Quốc, J-15 cất cánh từ một hàng không mẫu hạm và thực hiện các chuyến bay tại Thái Bình Dương.

Máy bay chiến đấu đa năng đa năng J-15 Feisha (Cá mập bay) của Trung Quốc được đưa vào sử dụng năm 2015 và ngay lập tức được truyền thông so sánh với máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet hai chỗ ngồi của Hải quân Hoa Kỳ.

Trên thực tế, nó có thiết kế vay mượn rất nhiều từ máy bay chiến đấu Su-27 Flanker một chỗ ngồi do Nga sản xuất.

Tuy chỉ là máy bay phản lực một chỗ ngồi nhưng hai động cơ lớn của Su-27 khiến máy bay có khả năng tác chiến rất nhanh nhẹn và có thể so sánh với F-15 Eagle.

Mẫu thử nghiệm số 551 của J-15 đã được cất cánh lần đầu tiên ở sân bay vào năm 2009. Năm 2010 nó tiếp tục được thử nghiệm cất cánh từ đường băng của một tàu sân bay mô phỏng.

J-15 được thiết kế cánh gấp tương tự Su-33 để có thể sắp xếp hợp lý hơn trên đường băng và khoang chứa của tàu sân bay, nó cũng tăng cường các thiết bị hạ cánh như hệ thống móc hãm đà.

Phía Trung Quốc đã sử dụng một tỷ lệ cao vật liệu composite trong J-15 nếu so với Su-33 nhằm giảm trọng lượng và làm giảm tốc độ hạ cánh thấp hơn 150 dặm một giờ (so với 168) để làm cho khả năng hạ cánh của nó trên tàu sân bay dễ dàng hơn.

J-15 được Trung Quốc kỳ vọng là sẽ trở thành một máy bay chiếm ưu thế trên không và linh hoạt hơn so với Su-33. Rõ ràng Trung Quốc không che giấu ý định đưa J-15 lên các tàu sân bay mà họ đóng mới nhằm phục vụ các cuộc xung đột trên biển tiềm tàng trong tương lai.

Video của Tân Hoa Xã về máy bay J-15 và tàu sân bay của Trung Quốc ngày 12/4

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại