Tuổi thơ dữ dội (P4): Giật mình thon thót khi mơ ác mộng giữa đêm

Trang Ly |

Đang đêm, bạn giật mình tỉnh dậy kèm cảm giác sợ hãi, hoang mang, tại sao vậy?

1. "Biều đồ" cảm xúc của bạn khi gặp nỗi sợ khủng khiếp này giữa đêm

Đầu tiên, bóng tối bủa vây khắp căn phòng giây phút bạn tắt đèn đi ngủ...

Tuổi thơ dữ dội (P4): Giật mình thon thót khi mơ ác mộng giữa đêm - Ảnh 1.

Bạn đang chìm vào giấc ngủ...

Rồi bạn mơ thấy những điều không thể kinh khủng và đáng sợ hơn...

Tuổi thơ dữ dội (P4): Giật mình thon thót khi mơ ác mộng giữa đêm - Ảnh 2.

Là kẻ giết người bạn từng thấy trong 1 bộ phim kinh dị nào đó.

Tuổi thơ dữ dội (P4): Giật mình thon thót khi mơ ác mộng giữa đêm - Ảnh 3.

Hay những hình ảnh chả bao giờ có thực cả, nhưng chúng rất kinh khủng... như thế này này.

May mắn thay, bạn giật mình tỉnh giấc. Thực tại kéo bạn khỏi cơn ác mộng khủng khiếp.

Tuổi thơ dữ dội (P4): Giật mình thon thót khi mơ ác mộng giữa đêm - Ảnh 4.

Bạn giật mình tỉnh dậy...

Tuổi thơ dữ dội (P4): Giật mình thon thót khi mơ ác mộng giữa đêm - Ảnh 5.

Người ướt đầm mồ hôi vì sợ hãi.

Thật đáng sợ! Bạn vừa gặp ác mộng!

Tụi trẻ con chúng ta sẽ nhanh chóng khóc toáng lên đòi mẹ thôi. Rồi kể với mẹ trong nước mắt: "Con vừa gặp "ông ba bị". "Ông ba bị" bắt con đi...."

Mẹ chúng ta sẽ dỗ dành và bảo chỉ là giấc mơ và có mẹ ở đây rồi, không ai có thể bắt con đi hết.

Đấy! Mẹ lại ru ta vào giấc ngủ như chưa từng có cơn ác mộng đáng ghét kia. Mẹ là siêu nhân mà!!!

Tuổi thơ dữ dội (P4): Giật mình thon thót khi mơ ác mộng giữa đêm - Ảnh 6.

Mẹ sẽ lại ru ta ngủ say đến sáng mai kia. Hình minh họa.

Nhưng, trẻ con chúng ta thường dành hay sợ những nỗi sợ vô hình. Ban ngày ham chơi, chạy nhảy là thế nhưng khi mẹ nhắc đến giờ đi ngủ lại sợ sệt, lo lắng.

Mùa đông thì không sao, mùa hè nóng vậy mà vẫn đắp chăn kín mít vì hở chân là có "người" kéo đi, hay hở đầu là có "người" giật tóc. Sợ lắm...

Không thì lại tưởng tượng dưới gầm giường có... ông ba bị. Tẹo mẹ mà tắt đèn là "ông ba bị" lại chạy ra bắt mình đi.

Thôi thì... chạy sang phòng ngủ với bố mẹ. Không thì đòi mẹ bật đèn sáng bằng được mới thôi. Thế mới nói, trẻ con chúng ta có những nỗi sợ cũng khủng khiếp lắm đấy chứ!

Nhưng mà, tại sao lại có những bạn không mơ ác mộng như mình? Tại sao chỉ có mình mơ thấy "ông ba bị " thôi?

Tuổi thơ dữ dội (P4): Giật mình thon thót khi mơ ác mộng giữa đêm - Ảnh 7.

Thật đáng sợ nếu gặp ác mộng giữa đêm. Hình minh họa.

Những câu hỏi này chắc bạn đã từng hỏi khi lớn thêm một chút đúng không? Vậy, tại sao không đi tìm hiểu nguyên nhân nhỉ?

2. Khoa học lý giải việc bạn mơ ác mộng

Đây có thể nói là trải nghiệm mà ai cũng trải qua ít nhất một lần trong đời. Nhưng ít ai hiểu được bản chất và nguyên nhân của nó là gì.

Ác mộng là gì?

Ác mộng là những giấc mơ liên quan đến những hình ảnh kinh khủng, gây sợ hãi. Chúng chân thực và "giống" đến nỗi gây gián đoạn giấc ngủ của chúng ta. Với các biểu hiện là giật mình, la hét, ú ớ, thậm chí là bật khóc.

Dưới góc độ khoa học, giấc ngủ của con người có 2 chu kỳ diễn ra theo vòng tuần hoàn, đó là: NREM (Non Rapid Eye Movement) và REM (Rapid Eye Movement – Cử động mắt nhanh).

Chu kỳ NREM được xem là chu kỳ đầu của giấc ngủ, xảy ra khi chúng ta bắt đầu đi vào giấc ngủ. Trong khi đó, chu kỳ REM được xem là giai đoạn ngủ sâu. Trong chu kỳ này, não bộ hoạt động thấp nhất.

Theo các nhà tâm lý học, ác mộng hay các giấc mơ khác thường xảy ra trong chu kỳ REM. Do trong chu kỳ này, cơ thể (chủ yếu là tay, chân) và não bộ gần như nghỉ ngơi hoàn toàn nên có người khi mơ cảm thấy chân tay như bị tê liệt.

Tuổi thơ dữ dội (P4): Giật mình thon thót khi mơ ác mộng giữa đêm - Ảnh 8.

Những cơn mơ thường xảy ra trong chu kỳ REM. Hình minh họa.

Các loại ác mộng thường gặp: Mơ người chết, mơ tai nạn, mơ bị rơi, mơ các hình ảnh kinh khủng khác...

Nguyên nhân mơ ác mộng

Có rất nhiều lý do khiến cả trẻ em và người lớn chúng ta gặp ác mộng.

Ở trẻ em, rất có thể hội chứng sợ bóng tối khiến trẻ trở nên lo lắng, sợ hãi. Dẫn đến việc gặp ác mộng khi ngủ.

Nyctophobia là thuật ngữ phổ biến chỉ hội chứng sợ bóng tối. Ở trẻ nhỏ, não của các em thường tưởng tượng ra những hình ảnh đáng sợ, vô hình mỗi khi mẹ tắt đèn và căn phòng trở nên tối om, vô định.

Tuổi thơ dữ dội (P4): Giật mình thon thót khi mơ ác mộng giữa đêm - Ảnh 9.

Nyctophobia, hội chứng sợ bóng tối nhiều người mắc phải. Hình minh họa.

Sự sợ hãi này bị kéo theo cả vào giấc ngủ khiến chúng dễ mơ ác mộng và giật mình tỉnh dậy giữa đêm.

Đối với người lớn, có khá nhiều nguyên nhân khiến họ mơ ác mộng: Người bị rối loạn giấc ngủ, thức khuya thường xuyên, người hay bị stress, người mất ngủ...

Làm sao để hạn chế mơ ác mộng?

Từ những nguyên nhân kể trên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục để không phải gặp ác mộng thường xuyên, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sinh hoạt sau khi tỉnh giấc.

Hãy tập cho mình thói quen ăn uống điều độ, đúng giờ (không ăn, uống quá no trước khi ngủ), luôn tạo tâm lý thoải mái, không gây áp lực lên chính mình.

Trong phòng hãy để một chiếc đèn ngủ nhỏ, tạo không gian nơi ngủ thông thoáng, sạch sẽ.

Ngoài ra, bạn nên mặc đồ ngủ thật thoải mái. Chú ý đến tư thế ngủ để tạo cho mình giấc ngủ nhẹ nhàng nhất.

Mời bạn đọc các phần trước trong tuyến bài "Tuổi thơ dữ dội":

- Phần 1: Tuổi thơ dữ dội (P1): "Thốn tận rốn" vì giẫm phải đinh

- Phần 2: Tuổi thơ dữ dội (P2): Đau đến "tê não" khi... cắn phải lưỡi!

- Phần 3: Tuổi thơ dữ dội (P3): "Mất ăn, mất ngủ" vì nuốt phải kẹo cao su

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại