Từng là hồ lớn thứ tư thế giới, nước ở Aral đang dần cạn kiệt: Chuyện kỳ dị gì đã diễn ra?

Nguyễn Hằng |

Nước ở Aral Sea (thuộc vùng Trung Á) ngày càng trong tình trạng thu hẹp đến báo động.

là một vùng bồn địa trũng gồm một vài hồ nước mặn nằm ở Trung Á. Aral Sea có thể được gọi là hồ nước vì nó nằm sâu trong đất liền. Do nước ở đây có nồng độ muối khá cao, tương đương với các đại dương, nên nó được gọi là Biển Aral hay Hàm Hải.

Biển Aral ở Trung Á tính đến nay đã mất khoảng 60% diện tích mặt nước và 80% lượng nước. Vào năm 1960, Aral là hồ lớn thứ tư trên thế giới với diện tích khoảng 68.000 km2 và chứa khoảng 1.100 tỷ m3 nước. Sau đó, đến năm 1998, hồ nước mặn này thu hẹp chỉ còn 28.687 km2 và diện tích tiếp tục giảm xuống 17.160 km2 vào năm 2004.

Đáng chú ý là tình trạng khô hạn vào năm 2014 đã khiến cho nhánh phía đông của phần biển Nam Aral bị khô hạn hoàn toàn theo ghi nhận lần đầu tiên ở thời hiện tại. Trên thực tế, "thảm họa" này vẫn đang tiếp tục diễn ra và gây ra nhiều ảnh hưởng tới các ngư trường và đời sống của các cư dân ở nơi đây. 

Từng là hồ lớn thứ tư thế giới, nước ở Aral đang dần cạn kiệt: Chuyện kỳ dị gì đã diễn ra? - Ảnh 1.

Nguyên nhân khiến biển Aral cạn nước nhanh chóng được cho là bắt đầu kể từ năm 1960, khi lãnh đạo Liên Xô Nikita S. Khrushchev quyết định công nghiệp hóa nền nông nghiệp ở vùng Trung Á dù nơi đây thường phải đối mặt với thời tiết khô cằn, bằng cách khởi xướng một chương trình nông nghiệp.

Tuy nhiên, chương trình này đã làm đổi hướng dòng chảy của hai con sông Amu Darya và Syr Darya thường cung cấp nước cho biển Aral.

Hai con sông bị khai thác trở thành các kênh tưới tiêu cho những cánh đồng bông vải và lúa mì. Thay vì tưới nhỏ giọt, kỹ thuật canh tác lạc hậu nàu đã làm thất thoát tới 80% lượng nước dùng để phục vụ tưới tiêu.

Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân khiến cho lượng nước ở biển Aral bốc hơi với tốc độ nhanh hơn. Mặt khác, các sông băng ở vùng núi Turkmenistan và Kyrgyzstan thường cung cấp nước cho hai con sông Amu Darya và Syr Darya cũng đang dần cạn kiệt.

Cụ thể, trong tất cả những dòng chảy vào sông Amu Darya từ dãy núi Pamir, chỉ ít hơn 10% là tới được biển Aral.

Việc biển Aral dần biến mất không chỉ "giết chết" ngành công nghiệp đánh cá mà còn nảy sinh một loạt các vấn đề về sức khỏe cho người dân ở nơi đây như bệnh phổi, suy thận, và tỷ lệ tử vong ở trẻ em cũng tăng cao. Bên cạnh đó, do nước biển cạn ráo nên trong khu vực này, mùa hè thường nóng và mùa đông thì lạnh hơn so với trước kia.

Thị trấn Muyank từng là cảng biển tấp nập với khoảng 25.000 cư dân, ước tính khoảng 20% số lượng cá tiêu thụ ở Liên Xô khi đó là đến từ 30 loài cá ở biển Aral.

Helena Fraser, người đứng đầu của Cương trình Phát triển Liên Hợp Quốc ở Uzbekistan, nhận định: "Đây không chỉ là một thảm kịch như nhiều người đã nói, mà còn là một mối nguy hiểm đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta".

Từng là hồ lớn thứ tư thế giới, nước ở Aral đang dần cạn kiệt: Chuyện kỳ dị gì đã diễn ra? - Ảnh 2.

Nước biển Aral ngày càng rút cạn, cộng thêm những cơn gió lớn cuốn cát biển, nên người dân ở ngôi làng ngôi làng Akespe, Kazakhstan phải dọn cát mỗi ngày.

Boriy B. Alikhanov, người lãnh đảo đảng Hành động vì sinh thái học của Uzbekistan, cho biết: "Mục tiêu chính hiện nay là giảm thiểu tác động của thảm họa cạn nước của biển Aral. Trong lịch sử của nhân loại, hiện tượng toàn bộ một vùng biển biến mất chưa bao giờ xảy ra chỉ trong vòng một thế hệ".

Kỳ lạ: Thị trấn "mất biển" trở thành điểm thu hút khách du lịch

Trước kia, thị trấn Muyank ở Uzbekistan từng là cảng biển tấp nập với nhiều hoạt động đánh bắt cá diễn ra, nhưng những ảnh hưởng từ hoạt động của con người và biến đổi khí hậu đã khiến biển cạn nước và những cư dân ở nơi đây đang phải đối mặt với hậu quả đáng sợ từ thảm họa về mặt sinh thái.

Trận gió bão mạnh mẽ đổ bộ vào Muyank, thị trấn nhỏ miền Tây Bắc Uzbekistan cạnh biển kín Aral khiến ngay cả Gileyboi Zhyemuratov, một nhà sinh thái học ở địa phương càng thêm buồn.

Ông Zhyemuratov, nhà sinh thái học, đồng thời là một hậu duệ của thế hệ ngư dân sinh sống ở Muyank (những người quyết tâm ở lại thị trấn dù biển cạn và không còn cá để đánh bắt), cho biết: "Hễ mỗi lần mở cửa ra là lại trông thấy mọi thứ trắng giống như được bao phủ trong tuyết".

Trong suốt ba ngày, cơn bão đã càn quét, làm rung chuyển lớp bùn ở khu vực mà trước đây từng sở hữu vùng biển kín lớn thứ 4 trên thế giới.

Muối khô được những cơn gió cuốn lên bầu trời và sau đó khi mưa xuống chuyển thành nước lợ khiến những cư dân ở thị trấn Muynak lại vội vã tìm cách cứu cây trồng, vì vậy, mùa màng cũng bị ảnh hưởng đáng kể.

Theo Vladimir Zuev, một cựu phi công nga hiện đang là hướng dẫn viên trong khu vực, cho hay: "Không thể trông thấy gì. Muối đã khô, nhưng chúng dính chặt vào da và rất khó để lau sạch, thậm chí là rửa bằng nước cũng không ăn thua".

Tuy nhiên, nghịch lý là thảm họa đáng sợ ở Muyank lại trở thành điểm đến thu hút rất đông khách du lịch trong những năm gần đây. Vadim Sokolov, người đứng đầu Quỹ Quốc tế về Bảo tồn Biển Aral, cho biết: "Rất nhiều người muốn thấy thảm họa sinh thái học".

Từng là hồ lớn thứ tư thế giới, nước ở Aral đang dần cạn kiệt: Chuyện kỳ dị gì đã diễn ra? - Ảnh 4.

Nhiều du khách tỏ ra thích thú khi ngâm mình ở hồ nước nóng từng là đáy biển Aral ở gần ngôi làng Akespe, Kazakhstan.

Ở nơi từng có những con sóng vỗ xô nhau cùng với cảnh tượng tấp nập của bến cảng, nay chỉ là mảnh đất khô cằn, toàn đất đá cùng những chiếc thuyền gỉ sét bị bỏ lại dưới ánh nắng mặt trời, nhưng lại bất ngờ trở thành địa điểm chụp hình selfie của nhiều khách du lịch.

Ali và Poline Belhout, một cặp đôi tới từ Paris (Pháp), quyết định ở lại Muynak vài ngày trong chuyến hành trình du lịch vòng quanh thế giới của họ. Cô Belhout chia sẻ: "Thật đáng buồn khi biết rằng một vài năm trước đây, nơi này từng là biển, và giờ thì nó chỉ còn là nghĩa địa cho tàu thuyền".

Từng là hồ lớn thứ tư thế giới, nước ở Aral đang dần cạn kiệt: Chuyện kỳ dị gì đã diễn ra? - Ảnh 5.

Đàn ngựa chạy ở nơi từng là đáy biển Aral.

Trên thực tế, biển Aral đã biến mất khỏi thị trấn Muynak vào khoảng 25 năm. Hơn nữa, 5 quốc gia thuộc khu vực Trung Á lúc bấy giờ đã không thể thống nhất được giải pháp, trong đó bao gồm vấn đề nguồn phân phối nước.

Cách để xem dấu tích của nước biển ở thị trấn này chỉ bằng cách chiêm ngưỡng lại những bức ảnh, bức tranh sơn dầu trong bảo tàng nhỏ ở địa phương.

Tham khảo ảnh/nguồn: New York Times, Forbes

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại