Từ khủng hoảng Venezuela: Nhớ lại "cách mạng màu" xảy ra tại các nước thuộc Liên Xô

Nhất Tuệ |

Nhìn từ cuộc khủng hoảng Venezuela hiện nay, giới quan sát cho rằng, tại nước này đã hội tụ đầy đủ các yếu tố để Mỹ/phương Tây kích hoạt cuộc "cách mạng màu" nhằm lật đổ chính quyền đương nhiệm và lập ra một chính quyền mới thân phương Tây. Tuy nhiên, dưới sự trung thành của lực lượng vũ trang trước Tổng thống Maduro và sự ủng hộ tích cực từ Nga, Trung Quốc và các quốc gia đồng minh, Mỹ/phương Tây đã từng bước thất bại.

Từ khủng hoảng Venezuela: Nhớ lại cách mạng màu xảy ra tại các nước thuộc Liên Xô - Ảnh 1.

Người dân xuống đường biểu tình trong cuộc cách mạng hoa hồng ở Gruzia năm 2003 (Nguồn: Sputnik)

Tháng 11-2003, Gruzia tiến hành bầu cử quốc hội và kết quả kiểm phiếu ban đầu cho thấy đảng của ông Shevardnadze và những người ủng hộ đã giành chiến thắng. Tuy nhiên, đảng đối lập ở Gruzia và chính phủ các nước phương Tây tuyên truyền kết quả bầu cử có gian lận, đòi Tổng thống Shevardnadze từ chức và tổ chức bầu cử lại.

Từ khủng hoảng Venezuela: Nhớ lại cách mạng màu xảy ra tại các nước thuộc Liên Xô - Ảnh 2.

Kỷ niệm 10 năm ngày diễn ra Cách mạng hoa hồng ở Gruzia (Nguồn: RIA Novosti)

Ngày 22-11-2003, khi quốc hội khóa mới họp phiên đầu tiên, phe đối lập đã tổ chức các cuộc biểu tình rầm rộ, bao vây phủ tổng thống và các cơ quan công quyền, gây áp lực buộc Tổng thống Shevardnadze phải ban bố tình trạng khẩn cấp. Trước sức ép của phe đối lập và tránh nguy cơ của cuộc nội chiến đẫm máu, Tổng thống Shevardnadze đã tuyên bố từ chức, phe đối lập giành thắng lợi. Thủ lĩnh đối lập Saakashvilli lên cầm quyền.

2. Cách mạng "Cam" tại Ucraina năm 2004

Là quốc gia lớn có vị trí địa chính trị đặc biệt quan trọng ở lục địa Á - Âu, từ năm 1991, chính quyền Ucraina theo đuổi chính sách thân Mỹ/phương Tây nhưng không nhất quán, vì vậy, Mỹ/phương Tây đã ráo riết chuẩn bị các điều kiện, dàn dựng cuộc "cách mạng màu" nhằm thiết lập một chính quyền tuyệt đối thân phương Tây.

Từ khủng hoảng Venezuela: Nhớ lại cách mạng màu xảy ra tại các nước thuộc Liên Xô - Ảnh 3.

Cách mạng cam tại Ucraina năm 2004 (Nguồn: RT)

Giai đoạn 1991 - 2000 là thời gian chuẩn bị cơ sở, điều kiện về mọi mặt (đặc biệt là việc đầu tư vào Yushchenko từ năm 1993 lên làm Thủ tướng năm 1999). Giai đoạn 2001 - 2004 là thời kỳ hành động, trong đó có âm mưu lật đổ không thành năm 2001 do chính quyền Kuchma còn mạnh.

Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2004, Ucraina đã lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng khi tại cuộc bầu cử tổng thống vòng 2 diễn ra ngày 21-11-2004, Thủ tướng Victor Yanukovich có tư tưởng thân Nga đã giành thắng lợi với 49,42% nhiều hơn ứng cử viên phe đối lập 3%.

Từ khủng hoảng Venezuela: Nhớ lại cách mạng màu xảy ra tại các nước thuộc Liên Xô - Ảnh 4.

Người dân bịt mặt biểu tình đường phố trong cuộc cách mạng cam tại Ucraina (Nguồn: RT)

Trong vòng bầu cử lần thứ 2, các tổ chức phương Tây ủng hộ phe đối lập đã tiến hành các cuộc điều tra dư luận xã hội ngay tại lối vào các khu bầu cử (theo cuộc điều tra Yushchenko đã vượt đối thủ 11%). Ngay lập tức, phe đối lập tuyên bố có gian lận trong bầu cử và kêu gọi biểu tình.

Đồng thời, Mỹ yêu cầu Ủy ban bầu cử Ucraina không công nhận kết quả. Các cuộc biểu tình tổ chức rầm rộ, huy động mọi tầng lớp, trong đó sinh viên, thanh niên làm nòng cốt. Trước sức ép quá lớn, Quốc hội Ucraina phải tuyên bố kết quả bầu cử vòng 2 không hợp lệ và yêu cầu tổ chức bầu cử lại. Với số phiếu 51,99% thủ lĩnh phe đối lập nhậm chức, đánh dấu thắng lợi của cuộc cách mạng cam.

3. Cách mạng hoa tuylip tại Kyrgyzstan năm 2005

Phe đối lập (được tập hợp bởi 5 phong trào đối lập "Phong trào nhân dân", "Đảng Ar-Namus", "Phong trào Ata - Jurt", “Đảng Công lý và Phát triển" và Liên minh vì dân chủ và xã hội công dân, nòng cốt là "Diễn đàn các lực lượng chính trị") được Mỹ/phương Tây ủng hộ bắt đầu vận động biểu tình phản kháng ở trung tâm Bishkek ngay sau cuộc bầu cử vòng 1 (ngày 27-02-2005).

Từ khủng hoảng Venezuela: Nhớ lại cách mạng màu xảy ra tại các nước thuộc Liên Xô - Ảnh 5.

Cách mạng hoa tuylip tại Kyrgyzstan năm 2005 (Nguồn: TASS)

Gần đến bầu cử vòng 2, phe đối lập lập ra "Hội đồng điều phối nhân dân thống nhất" để thống nhất hành động, chuẩn bị giành chính quyền sau bầu cử. Kết quả bầu cử vòng 2 (ngày 13-3-2005), phe đối lập chỉ thu được rất ít ghế trong quốc hội.

Từ khủng hoảng Venezuela: Nhớ lại cách mạng màu xảy ra tại các nước thuộc Liên Xô - Ảnh 6.

Cảnh đốt lửa, biểu tình ở Kyrgyztan trong cuộc cách mạng hoa Tuylip (Nguồn: Sputnik)

Ngay sau đó, hơn 500 người phản kháng, phần lớn là cựu binh Liên Xô cũ ở Afghanistan bắt đầu tiến hành biểu tình tại trung tâm Bishkek. Phe đối lập đã kêu gọi dân chúng biểu tình phản đối ở khắp nơi, yêu sách bầu cử lại, đòi Tổng thống Akaev từ chức, giải tán chính phủ, thay đổi hệ thống tòa án, kiểm sát, an ninh và nội vụ.

Từ khủng hoảng Venezuela: Nhớ lại cách mạng màu xảy ra tại các nước thuộc Liên Xô - Ảnh 7.

Quân đội chính phủ được điều động để dẹp biểu tình tại Kyrgyzstan (Nguồn: TASS)

Căng thẳng lên đến đỉnh điểm khi lực lượng biểu tình chiếm trụ sở hành chính, công sở, sân bay, tòa thị chính, trụ sở cảnh sát và tiến vào thủ đô Bishkek, diễu hành thị uy, buộc chính quyền phải đầu hàng. Kết quả là, Tổng thống Akaev và gia đình phải bỏ trốn sang Kazakhstan, kết thúc 15 năm lãnh đạo đất nước Kyrgyzstan.

4. Cách mạng Cam lần 2 tại Ucraina năm 2014

Tháng 11-2013, lợi dụng việc hính quyền Tổng thống Yanukovich quyết định tạm ngừng ký Hiệp định liên kết và thành lập khu vực thương mại với EU, Mỹ/phương Tây đã kích động lực lượng đối lập tổ chức các cuộc biểu tình trên quy mô lớn và kéo dài tại thủ đô Kiev và cả nước, sau đó chuyển thành biểu tình đòi lật đổ chính quyền với việc chủ động tạo cớ như gia tăng bạo loạn, tạo các xung đột gây đổ máu (đỉnh điểm vào các ngày 18 - 20-02-2014, làm gần 100 người chết và hơn 600 người bị thương).

Từ khủng hoảng Venezuela: Nhớ lại cách mạng màu xảy ra tại các nước thuộc Liên Xô - Ảnh 8.

Sự kiện Maidan năm 2014 tại Ucraina (Nguồn: TASS)

Ngày 21-02-2014, với sự trung gian của EU và đại diện của Nga, Tổng thống Yanukovich đã buộc phải ký thỏa thuận hòa bình 6 điểm với phe đối lập về các biện pháp chấm dứt khủng hoảng.

Do lo ngại đến an toàn toàn tính mạng, ngay sau đó, Tổng thống yanukovich đã chạy trốn sang Nga qua ngả Crưm. Quốc hội Ucraina do phe đối lập chiếm đa số đã triệt để lợi dụng khoảng trống quyền lực hoàn thành nốt cuộc chính biến, thông qua hàng loạt sắc luật mới nhằm chuyển giao quyền lực.

Từ khủng hoảng Venezuela: Nhớ lại cách mạng màu xảy ra tại các nước thuộc Liên Xô - Ảnh 9.

Vụ Euromaidan năm 2014, người dân Ucraina xuống đường biểu tình đòi tự do, dân chủ và ước nguyện gia nhập Liên minh châu Âu (EU) (Nguồn: Sputnik)

Ngoài ra, phương Tây còn âm mưu thực hiện "cách mạng màu" tại các quốc gia Liên Xô cũ khác nhưng bất thành như tại Kazakhstan (năm 2005), Belarus và Uzbekistan (năm 2006), Armenia (năm 2008) và Moldova (năm 2009) khi chính phủ các nước này sử dụng các biện pháp cứng rắn, không khoan nhượng, bắt giữ những người cầm đầu, tình hình được kiểm soát và tiểu tình không thể lan rộng, biến thành "cách mạng đường phố" như âm mưu của Mỹ/phương Tây.

Như vậy, dễ dàng nhận thấy những đặc điểm chung từ các cuộc cách mạng này tại các nước Liên Xô cũ là: (1) Tập trung vào những quốc gia có ý nghĩa chiến lược về địa chính trị, kinh tế; (2) Những quốc gia này thường có đường lối độc lập, tự chủ, gây cản trở đến việc thực hiện chiến lược và ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ/phương Tây hoặc các nước này cần lôi kéo nhằm kiếm chế những đối thủ chiến lược khác. (3) Tình hình hình chính trị-kinh tế-xã hội tại đây đang gặp khủng hoảng, gây bất mãn trong dân chúng.

Link gốc bài viết tại đây.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại