Tự tin yêu cầu Mỹ xin lỗi, Iran đã có "quân bài tẩy" trong tay?

DK |

Theo IAEA, Tehran có thể đã tăng lượng dự trữ Uranium làm giàu thấp (LEU) lên khoảng 50% trong 3 tháng qua, và hiện gấp khoảng 8 lần số lượng theo thỏa Thuận hạt nhân 2015.

Washington lẫn Tehran "bật đèn xanh", thế đối đầu Mỹ - Iran sắp kết thúc?

Những ngày đầu tháng 6/2020 được đánh dấu bằng việc Tổng thống Mỹ Donald Trump "hối thúc" Tehran tham gia đàm phán để Washington có thể thực hiện một "thỏa thuận lớn" có thể chấm dứt chuỗi căng thẳng giữa Mỹ và Iran suốt nhiệm kỳ của ông.

Gần như ngay sau đó, Bộ trưởng Ngoại giao của Iran Mohammad Javad Zarif được cho là đã soạn thảo một thông điệp gửi tới ông Trump thông qua mạng xã hội Twitter như sau:

"Anh, Pháp, Đức, EU, Nga và Trung Quốc - chưa bao giờ rời khỏi thỏa thuận. Các cố vấn của ông - hầu hết đã bị sa thải - đã thực hiện một vụ "cá cược" một cách ngu ngốc. Tùy ông quyết định *khi nào* muốn sửa chữa nó".

Vào ngày 5/6, trả lời phỏng vấn của hãng tin Reuters, Đại diện đặc biệt của Mỹ về Iran, ông Brian Hook tuyên bố rằng trong nhiều năm ông Trump đã "để ngỏ khả năng ngoại giao" và nói rằng Mỹ muốn Tehran đối thoại với Washington.

Tự tin yêu cầu Mỹ xin lỗi, Iran đã có quân bài tẩy trong tay? - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump khi còn là ứng cử viên tổng thống phát biểu tại một hoạt động nhằm "Dừng thỏa thuận Iran" tại Washington DC vào tháng 9/2015 (Ảnh: AP).

Ông Hook nhấn mạnh "Mục tiêu của việc duy trì trừng phạt kinh tế khắc nghiệt đối với Tehran là nỗ lực đưa Iran tới bàn đàm phán về các vấn đề như chương trình hạt nhân" và cho rằng "sự thận trọng quá mức và yếu kém" của Tehran "đã khiến tình thế phức tạp hơn".

Mới đây, vào ngày 24/6, Tổng thống Iran Hassan Rouhani phản bác lại rằng Mỹ nên thực hiện các cam kết của mình trong Thỏa thuận hạt nhân Iran (JPCOA) ký vào năm 2015, thay vì đưa ra yêu cầu vô căn cứ về việc đàm phán lại.

Hãng thông tấn Tasnim của Iran nhấn mạnh: "Thông điệp của ông Rouhani cho thấy Tehran sẵn sàng đàm phán với Washington ngay khi Mỹ tuyên bố tiếp tục theo đuổi JCPOA, tuân thủ các yêu cầu của Liên Hiệp Quốc, xin lỗi người dân Iran và bồi thường thiệt hại cho Iran".

Từ những tuyên bố nói trên, có thể hiểu đơn giản rằng cả Iran và Mỹ đều đang cố mở ra "cánh cửa" dù khá hẹp để giúp ông Trump có một chiến thắng về ngoại giao trước thềm cuộc bầu cử tổng thống?

Đoạn phim tuyên truyền của Iran nhằm "kỷ niệm" 1 năm ngày hệ thống Khodad 3 của IRGC bắn rơi UAV RQ-4A Global Hawk vào ngày 20/6/2019.

Iran đã sở hữu "quân bài tẩy" vũ khí hạt nhân?

Vũ khí hạt nhân sử dụng vật liệu phân hạch để gây ra phản ứng dây chuyền hạt nhân. Vật liệu được sử dụng phổ biến nhất là đồng vị Uranium 235 (U-235).

Lượng U-235 cần cho một vũ khí hạt nhân phụ thuộc vào "độ tinh xảo" của thiết kế, với thiết kế đơn giản cần khoảng 15 kg và tinh vi chỉ cần 9 kg.

Theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Tehran có thể đã tăng lượng dự trữ Uranium làm giàu thấp (LEU) lên khoảng 50% trong 3 tháng qua, và hiện gấp khoảng 8 lần số lượng được phép theo JPCOA (300 kg) thỏa thuận mà ông Trump đã từ bỏ vào 2 năm trước.

Theo báo cáo ngày 19/6 của IAEA, kể từ tháng 7/2019, Iran đã tăng tỉ lệ U-235 của LEU từ 3,67% lên mức 4,5%. Như vậy ước tính Iran đang lưu trữ khoảng 2.400 kg LEU 3,67 và 4,5%,

Tuy nhiên, ngay cả khi có đủ nhiên liệu, Iran cũng sẽ mất nhiều tháng hoặc nhiều năm để sản xuất vũ khí. Iran đã từng có kho dự trữ lớn hơn nhiều trước khi đạt được JPCOA và như một phần của thỏa thuận, họ đã chuyển 97 % nhiên liệu hạt nhân của mình cho Nga.

Nhiều khả năng Iran coi sự tích tụ nhiên liệu hạt nhân cùng với các hành động quân sự ở Trung Đông là một hình thức "gây áp lực ngược" đối với ông Trump, để đáp trả các lệnh trừng phạt của Mỹ hơn là theo đuổi chương trình hạt nhân quân sự.

Nói cách khác, việc Iran công khai thực hiện dần các bước rút khỏi các điều khoản trong JPCOA không những không tiềm ẩn nguy hiểm về việc Tehran sở hữu quả bom hạt nhân đầu tiên mà thực ra là để "cứu vãn" chính thỏa thuận.

Tự tin yêu cầu Mỹ xin lỗi, Iran đã có quân bài tẩy trong tay? - Ảnh 4.

Một công nhân đạp xe trước nhà máy điện hạt nhân Bushehr ở tây nam Iran.

"Vinh quang" không dành cho ông Trump?

Theo một phân tích của tờ The New York Times vào đầu tháng 6/2020, rõ ràng Iran đang tỏ ra "thay đổi".

Thời gian gần đây, Iran có vẻ quan tâm đến việc "hạ nhiệt" với Washington, đàm phán về việc thả tù nhân và giảm các cuộc tấn công từ các "nhóm vũ trang ủy nhiệm" của họ vào lực lượng Mỹ ở Iraq.

Hesameddin Ashena, cố vấn chính sách của Tổng thống Iran mới đây đã đưa ra bình luận trên mạng xã hội Twitter: "Họ sẽ cần những điều khoản có lợi cho Iran nhiều hơn những gì ông Obama đã làm!".

Tuy vậy, việc "giải mã" quan điểm của Iran cho thấy "vinh quang" có thể sẽ không dành cho Tổng thống Donald Trump.

Henry Rome, một nhà phân tích về Iran tại Eurasia Group cho rằng "Chắc chắn vào mùa hè năm 2019, Iran đã kết luận rằng ông Trump sẽ được bầu lại. Quan điểm của Tehran là Iran sẽ không có bất kỳ một thỏa thuận bền vững nào với người "không ổn định" như ông Trump".

Nhưng tính toán nói trên có thể đã thay đổi khi các cuộc thăm dò cho thấy ông Trump đang "vật lộn" trong cuộc tranh cử năm 2020.

Tehran có thể đang hi vọng vào việc tái lập JPCOA với những điều khoản có lợi hơn nếu một ứng cử viên Đảng Dân chủ (phe chính trị Mỹ phản đối việc ông Trump rút bỏ thỏa thuận nói trên) đắc cử".

Nhà phân tích Rome rút ra kết luận: "Iran sẽ không làm bất kỳ điều gì khiến ông Trump một lần nữa đắc cử tổng thống Mỹ.

Điều đó cũng có nghĩa là nếu họ chờ đợi đủ lâu (bầu cử sẽ diễn ra vào 3/11) và nếu một người ủng hộ JPCOA như Joe Biden trở thành tổng thống, Iran sẽ có được đền đáp bằng kết quả khác biệt và bền vững hơn nhiều".

Cảnh quanh vụ phóng vệ tinh quân sự của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) hôm 22/4/2020. Việc phóng thành công vệ tinh vừa giúp Tehran thu được tin tức tình báo vừa khẳng định năng lực tên lửa (Nguồn Press TV).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại