Trung Quốc đem về Trái Đất mảnh vụn lạ từ "thế giới chưa từng biết"

Anh Thư |

Tàu Chang’e-5 của Trung Quốc đã mang về Trái Đất những báu vật bất ngờ cho khoa học từ thiên thể mà nhân loại tưởng rằng đã hiểu khá rõ.

Phân tích hơn 3.000 mẫu regolith - một dạng đất ngậm nước giàu khoáng vật - mà Chang’e-5 đã đem về từ Mặt Trăng, nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi tiến sĩ Xiaojia Zeng, giáo sư Xiongyao Li và giáo sư Jianzhong Liu từ Viện Địa hóa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã tìm ra được 7 cụm đá lửa kỳ lạ, được cho là thứ bị đẩy ra bởi các vụ va chạm.

Theo SciTech Daily, bằng cách so sánh với các loại đá Mặt Trăng mà sứ mệnh Apollo của Mỹ đã đem về hàng thập kỷ trước, các nhà nghiên cứu đã xác định được 3 loại đá lửa thể hiện các đặc điểm cấu tạo và thạch học khác thường.

Trung Quốc đem về Trái Đất mảnh vụn lạ từ thế giới chưa từng biết - Ảnh 1.

Vị trí tàu Trugn Quốc đổ bộ và các mẫu vật lạ lùng mà nó mang về - Ảnh: Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc

Một loại vitrophyric giàu titan có thể đại diện cho một loại bazan Mặt Trăng mới; loại thứ hai là mảnh vụn anorthosite magie đại diện cho một thành phần quan trọng nhưng chưa từng biết của lớp gần vỏ của Mặt Trăng; loại cuối cùng là kính pyroclastic ghi đấu một vụ phun trào núi lửa độc đáo.

Những thứ này chỉ ra rằng có thể có một thế giới chưa từng biết đến trên Mặt Trăng với địa chất và các sự kiện khác thường , ngoài dự đoán, khiến thạch học và hoạt động magma của Mặt Trăng đa dạng hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây.

Mặt Trăng vốn được coi là chiếc hộp thời gian của Trái Đất, dựa trên lý thuyết rằng Trái Đất cổ đại và hành tinh Theia giả thuyết to cỡ Sao Hỏa đã đâm sầm vào nhau, vỡ tan và hòa trộn; sau đó các mảnh vỡ tụ lại thành Mặt Trăng trong khi phần cơ thể lớn đã hòa hợp dần lành lặn thành Trái Đất hiện đại.

Với điều kiện của Mặt Trăng, những yếu tố nguyên thủy ghi lại quá trình tiến hóa thiên thể cổ xưa có thể vẫn còn đó. Chưa kể đó là thế giới ngoài hành tinh gần nhất, nằm trong tầm tay của loài người. Nó từng được nghi ngờ là có sự sống cổ đại đã tuyệt chủng và là nơi nhiều cơ quan vũ trụ định xây căn cứ. Hiểu về địa chất và các hoạt động của thiên thể sẽ phục vụ cho cả hai vấn đề nêu trên.

Theo các nhà khoa học, phát hiện mới này ngoài đem đến thêm hiểu biết về vệ tinh của Trái Đất còn cung cấp dữ liệu để định hướng cho các sứ mệnh tương lai.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature Astronomy.

Chang’e 5 hay Thường Nga 5, một tên gọi khác của Hằng Nga, là tàu thám hiểm có sứ mệnh lấy mẫu Mặt Trăng của Trung Quốc, được phóng ngày 24-11-2020, hạ cánh vào ngày 1-12-2020 và trở lại Trái Đất ngày 16-12-2020.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại