NASA công bố phát hiện vĩ đại: Sự sống ngoài hành tinh tồn tại ngay trong Hệ Mặt trời

Trang Ly |

2h sáng 14/4 (giờ Việt Nam), cuộc họp báo của NASA kết thúc. Những thông tin trong sứ mệnh tìm kiếm sự sống ở các đại dương trong Hệ Mặt trời khiến giới thiên văn học rất vui mừng.

Cuộc họp báo của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) chính thức diễn ra vào 14h ngày 13/4/2017 (tức 1h sáng ngày 14/4/2017 theo giờ Việt Nam) tại hội trường James Webb, trụ sở NASA ở thủ đô Washington D.C, Mỹ.

Trong khuôn khổ cuộc họp báo, NASA tiết lộ những thông tin quý giá, tổng kết quá trình hơn 20 năm thực hiện sứ mệnh thăm dò sự sống của tàu vũ trụ Cassini và kính viễn vọng không gian Hubble trong Hệ Mặt trời.

Nôi dung cuộc họp báo NASA đang được phát trực tiếp trên Đài truyền hình của NASA (Click) và trên Website của tổ chức (Click).

*Độc giả nhấn F5 liên tục để cập nhật thông tin đầy đủ nhất

Những chuyên gia tham dự cuộc họp báo NASA

NASA công bố phát hiện vĩ đại: Sự sống ngoài hành tinh tồn tại ngay trong Hệ Mặt trời - Ảnh 2.

Đồ họa: Mạnh Quân/Soha News.

1:00' ngày 14/4/2017

Cuộc họp báo của NASA chính thức bắt đầu

Phát biểu khai mạc cuộc họp báo, ông Thomas Zurbuchen, Quản lý Ban sứ mệnh khoa học của NASA, cho biết những thông tin mà NASA sắp công bố là những điều mà NASA chưa từng đưa đến công chúng - Sự sống ở thế giới đại dương trong Hệ Mặt trời.

Các nhà thiên văn học nhận định, đại dương ngầm tồn tại trong các vệ tinh ở Hệ Mặt trời có thể là nơi thuận lợi cho sự sống sinh sôi nảy nở nếu có những điều kiện phù hợp.

Sứ mệnh săn tìm sự sống ngoài hành tinh bắt đầu tại mặt trăng lớn thứ 6 của sao Thổ - Enceladus.

Jim Green, Giám đốc Phòng Khoa học Hành tinh tại trụ sở của NASA, cho biết, vào năm 2005, trong quá trình thăm dò, tàu vũ trụ Cassini đã phát hiện thấy những cột vật chất chứa nước phun lên từ cực nam của mặt trăng Enceladus (của sao Thổ).

Bổ sung ý kiến của Jim Green, Linda Spilker, nhà khoa học thuộc dự án tàu vũ trụ Cassini, tại Phòng thí nghiệm Động lực phản lực của NASA, cho biết, robot của tàu vũ trụ Cassini đã đào sâu xuống bề mặt của mặt trăng Enceladus và phát hiện khí Hydro phụt lên từ kẽ băng nứt của Enceladus.

NASA công bố phát hiện vĩ đại: Sự sống ngoài hành tinh tồn tại ngay trong Hệ Mặt trời - Ảnh 4.

Đại dương ngầm của Enceladus có thể là nơi đang nuôi dưỡng sự sống. Đồ họa: NASA.

Cập nhật lúc 1:11'

Enceladus có đủ nguyên liệu để sự sống nảy mầm

Linda Spilker, nhà khoa học thuộc dự án tàu vũ trụ Cassini, tại Phòng thí nghiệm Động lực phản lực của NASA, cho biết, việc tìm thấy khí Hydro tại Enceladus chính là mảnh ghép cuối cùng (sau khi phát hiện đại dương ngầm và khí CO2 tại đây) chứng minh: Đại dương của Enceladus có thể có những sinh vật đơn bào đang dần hình thành nên những dạng sống phức tạp hơn, giống như cách mà sự sống hình thành và phát triền trên Trái Đất thời nguyên thủy.

Tổng hợp tất cả những dữ liệu mà Cassini truyền về, Enceladus dường như có tất cả ba thành phần mà các nhà khoa học nghĩ rằng đó là nguyên liệu tạo nên sự sống: Nước lỏng, nguồn năng lượng (như ánh sáng mặt trời hoặc năng lượng hóa học) và các thành phần hóa học thích hợp (như carbon, hydro, nitơ, oxy)."

"Đây thực sự là phát hiện vĩ đại của NASA. Khám phá này mặc dù chưa chứng minh thực sự sự sống tồn tại ở Enceladus, nhưng điều hiển nhiên đó chỉ cách chúng ta rất ngắn nữa thôi", Giáo sư khoa học địa chất Viện đại học Mở (Anh) vui mừng nhận xét.

NASA công bố phát hiện vĩ đại: Sự sống ngoài hành tinh tồn tại ngay trong Hệ Mặt trời - Ảnh 6.

Enceladus, vệ tinh lớn thứ sáu của Sao Thổ, được cho là ứng cử viên tiềm năng ẩn chứa sự sống. Ảnh: NASA.

Xem video minh họa: Nguyên liệu cho sự sống hình thành tại đại dương ngầm của Enceladus

Nguyên liệu cho sự sống hình thành tại đại dương ngầm của Enceladus. Video: NASA

Cập nhật lúc 1:23'

Mặt trăng Europa của Sao Mộc cũng tiềm ẩn sự sống

Jim Green phát biểu, trong Hệ Mặt trời, ngoài mặt trăng Enceladus của Sao Thổ, mặt trăng Europa của sao Mộc được NASA đánh giá là vệ tinh thú vị nhất trong Hệ Mặt trời.

Việc rất có thể có một đại dương ngầm tồn tại dưới bề mặt mịn và trẻ của Europa khiến các nhà khoa học tin rằng, sự sống đang được nuôi dưỡng và ẩn giấu sự sống ngoài Trái Đất.

William Sparks, nhà thiên văn học thuộc Viện Khoa học Kính thiên văn Không gian ở Baltimore, cho biết, năm 2016, Hubble cũng phát hiện thấy những cột nước phun mạnh lên bề mặt tại Europa.

Xem video:

Hubble tìm thêm bằng chứng tại Europa. Video: NASA.

Trong khi các nhà khoa học NASA tiếp tục sứ mệnh thu bằng được mẫu nước có thể chứa vi khuẩn ở đại dương Enceladus thì nhiệm vụ mới của tàu vũ trụ Europa Clipper sẽ bắt đầu vào năm 2020 nhằm kiếm tìm các thành phần hóa học tại Europa.

Sự đặc biệt của vệ tinh nằm cách Mặt trời 804.672.000 km khiến nó trở thành một trong những thiên thể có khả năng tồn tại sự sống cao nhất trong Hệ Mặt trời.

NASA công bố phát hiện vĩ đại: Sự sống ngoài hành tinh tồn tại ngay trong Hệ Mặt trời - Ảnh 10.

Robot năng lượng hạt nhân thuộc dự án Europa Clipper sẽ được thả xuống đại dương của Europa để kiếm tìm sự sống. Ảnh: NASA.

Cập nhật lúc 1:50'

"Chúng tôi tin sự sống hoàn toàn có thể diễn ra tại đây

Đó là khẳng định của Giám đốc Phòng Khoa học Hành tinh NASA Jim Green.

Với những dữ liệu vô cùng quý báu mà tàu vũ trụ Cassini và kính viễn vọng không gian Hubble thực hiện trong hơn 20 năm qua, NASA đủ cơ sở để khẳng định sự sống đang được sinh sôi, nảy nở tại Europa và Enceladus.

Cập nhật lúc 1:55'

Sứ mệnh "lên đường" mới của NASA

Các nhà khoa học NASA hồ hởi cho biết, những phát hiện mới này sẽ cung cấp dữ liệu cho các sứ mệnh khám phá đại dương và sự sống bên ngoài Trái Đất trong Hệ Mặt trời trong tương lai.

Con tàu vũ trụ thế hệ mới Europa Clipper chính là "con át chủ bài" lên đường đến sao Mộc, tiếp tục hành trình khám phá sự sống tại mặt trăng Europa đầy tiềm năng.

Chỉ đôi ba năm nữa thôi, NASA sẽ phóng Europa Clipper tiến thẳng đến vệ tinh ẩn chứa đại dương nước bao la. Sự sống ngoài hành tinh đang rất gần con người.

NASA công bố phát hiện vĩ đại: Sự sống ngoài hành tinh tồn tại ngay trong Hệ Mặt trời - Ảnh 13.

Sao Mộc và Sao Thổ đều có những vệ tinh có khả năng hình thành sự sống. Ảnh: NASA.

2:00'

Cuộc họp báo của NASA kết thúc

Phát biểu kết thúc cuộc họp báo, nhà khoa học kỳ cựu của NASA, Jim Green thêm một lần nữa thể hiện cảm nghĩ xúc động: "Chúng ta những tưởng, chỉ mình Trái Đất (có sự sống) mà cô đơn giữa vũ trụ quá rộng lớn này.

Phát hiện những cơ sở cho thấy sự sống hoàn toàn có thể tồn tại trong các vệ tinh ngay trong Hệ Mặt trời là "cái kết" rất mở trên con đường chinh phục không gian chưa từng mệt nghỉ của loài người.

Có hàng chục tỷ thế giới như vậy trong Thiên Hà của chúng ta. Điều đó càng khiến cho cơ hội sự sống đang âm thầm tồn tại đâu đó ngoài kia. Chỉ là chúng ta chưa tìm được hết.

Đó cũng chính là mục tiêu không ngừng nghỉ mà con người đã làm sau gần 6 thập kỷ trôi qua."

NASA công bố phát hiện vĩ đại: Sự sống ngoài hành tinh tồn tại ngay trong Hệ Mặt trời - Ảnh 15.

Nhóm vệ tinh Galilean (từ trái qua): Io, Europa, Ganymede, Callisto. Ảnh: NASA.

Gần 60 năm trôi qua kể từ thời khắc lịch sử phi hành gia người Nga Yuri Gagarin thực hiện chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ ngày 12/4/1961, nhân loại vẫn không ngừng thực hiện những sứ mệnh chinh phục vũ trụ nhằm tìm kiếm nguồn sống bên ngoài Trái Đất và giải đáp cho câu hỏi "Loài người có cô đơn trong vũ trụ?".

Rất nhiều thế hệ các nhà du hành vũ trụ, giới khoa học, thiên văn học đã, đang và sẽ tiếp tục đại diện cho loài người đi tìm những chân trời mới trong Hệ Mặt trời và khám phá vũ trụ rộng lớn ngoài kia.

Dù phải tiêu tốn bao nhiêu công sức, tiền bạc, hành trình khai phá vũ trụ đi tìm "bạn đồng hành", những ngôi nhà mới trong Hệ Mặt trời và vũ trụ nói chung vẫn là khát khao lớn nhất của con người trên Trái Đất.

Đôi nét về Cassini và Hubble

Tàu thăm dò vũ trụ Cassini là dự án không gian lớn do 3 tổ chức là Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) - Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) - và Cơ quan không gian Italia (ASI) phối hợp nhằm thực hiện sứ mệnh nghiên cứu Sao Thổ và các vệ tinh tự nhiên của nó.

Ngày 15/10/1997, tàu vũ trụ Cassini được phóng vào vũ trụ. Ngày 1/7/2004, Cassini đã đến được quỹ đạo xung quanh Sao Thổ, đánh dấu bước tiến trở thành con tàu thăm dò vũ trụ đầu tiên trên thế giới bay quanh hành tinh này.

Vào ngày 15/9/2017, tàu vũ trụ Cassini sẽ chính thức kết thúc sứ mệnh 20 năm thăm dò sự sống trên Sao Thổ và các mặt trăng của nó.

Tương tự, Kính viễn vọng không gian Hubble do NASA và ESA hợp tác thực hiện, được phóng lên không gian năm 1990.

Với khả năng thu nhận ánh sáng từ vật thể cách xa 12 tỷ năm ánh sáng, Hubble 27 năm miệt mài thực hiện sứ mệnh theo dõi các cơn bão bụi trên Sao Hỏa, quan sát Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, tinh vân, lỗ đen...

Năm 2018, Kính viễn vọng không gian James Webb là "hậu duệ" thay thế Hubble, kết thúc gần 30 năm thực hiện các sứ mệnh vũ trụ to lớn của Hubble.

Xem video minh họa:

Sứ mệnh cuối cùng của tàu vũ trụ Cassini thăm dò sao Thổ

Sứ mệnh cuối cùng của tàu vũ trụ Cassini thăm dò sao Thổ. Video: NASA

*Bài tường thuật sử dụng nguồn chính thức: NASA.GOV

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại