Tranh cãi tháp pháo xe tăng Armata dễ bị thổi bay

Tuấn Vũ |

Việc tăng Armata tái xuất với phần ngoài tháp pháo không được đúc liền khiến nhiều người nghi ngại. Vậy, tháp pháo có phải là điểm yếu của T-14 Armata?

Tháp pháo gây tranh cãi

Tăng chủ lực Object 148 hay là T-14 được thiết kế trên khung gầm cơ sở thuộc chương trình Armata (trên một nền tảng chung, phát triển thành nhiều phương tiện chiến đấu) do Cục thiết kế chế tạo máy Ural phát triển, được nhà máy Uralvagonzavod sản xuất.

Tính tới thời điểm này, khoảng 20 chiếc đã được chế tạo phục vụ thử nghiệm.

Qua hình ảnh được công bố, nhiều người cho rằng tháp pháo là điểm đáng thất vọng nhất của dòng tăng này và không tương xứng với phần thân hoàn toàn cách tân với dòng tăng truyền thống của Nga và Liên Xô trước đây.

Theo đó, kết cấu quanh tháp pháo là những tấm thép ghép lại mà không phải là đúc liền như những dòng tăng của Nga trước đây và tăng phương Tây. Các tấm thép này giúp tạo ra vỏ bọc che đi các trang bị điện tử bên trong, tạo nên hình dạng tháp pháo riêng cho Armata.


Trang bị được tích hợp trên tháp pháo của tăng Armata

Trang bị được tích hợp trên tháp pháo của tăng Armata

Qua quan sát, các tấm thép này nhìn khá mỏng manh và nó rất dễ bị phá nát nếu gặp đạn RPG hay đạn pháo tăng 120mm chuẩn NATO. Nếu bị trúng đạn, các trang bị cảm biến trinh sát có thể bị phá hỏng.

Tuy nhiên, theo nhận định được tạp chí quốc phòng Business Insider đưa ra hồi tháng 12/2015, tháp pháo là điểm chứa đựng sức mạnh phòng thủ của gần như toàn bộ siêu tăng Armata.

Trong khi đó, phần thân của dòng tăng này được trang bị bằng loại thép đặc biệt và được bổ sung giáp phản ứng nổ.

Với thiết kế này, Nga đã tạo nên sự đột phá trong thiết kế với phương Tây. Kết cấu này khiến khả năng vũ khí chống tăng của đối phương bắn trúng tháp pháo của T-14 Armata là gần như không có, Business Insider nhận định.

Trang bị mới

Theo Izvestia, Nga đang từng bước biến dòng xe Armata thành siêu xe phòng thủ:

"Hệ thống phát hiện bằng UV đã sẵn sàng được lắp đặt cho cả T-14 và T-15 IFV và hiện đang trải qua thử nghiệm như một phần hệ thống phòng vệ chủ động Afganit (còn gọi là APS). Chúng tôi dự kiến hoàn thành dự án vào cuối năm nay".

Về nguyên lý hoạt động, Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ, hệ thống này phát hiện mới truy tìm dấu vết photon UV theo vệt khí bị i-ôn hóa được một đầu đạn rocket để lại trên không.

Nó không chỉ có khả năng phát hiện một vụ phóng rocket mà còn tính được vận tốc và quỹ đạo bay của đầu đạn, cung cấp cho hệ thống phòng vệ chủ động toàn diện mọi dữ liệu theo yêu cầu để đánh chặn thành công một mối đe dọa thật sự.

Hệ thống sử dụng một radar quét phân mảng điện tử cùng một hệ thống tác chiến điện tử uy lực đủ sức làm lệch hướng đạn, tên lửa đang được bắn đến. Nó cũng có biện pháp đối phó với vũ khí dẫn đường bằng laser gây nhiễm sóng vô tuyến của kẻ thù.

Cũng vậy, xe tăng Nga được trang bị hệ thống đánh chặn Afganit có thể ngăn chặn đạn xuyên giáp. Điều này có nghĩa siêu tăng Armata được trang bị“bửu bối” Afganit có thể chống lại nhiều loại đạn có đương lượng nổ cao.

Hệ thống Afganit có hiệu quả nhất khi được sử dụng chống lại vũ khí hóa học, chẳng hạn lựu đạn hoặc tên lửa chứa hóa chất độc hại. Trong báo cáo Cán cân Quân sự năm 2016 của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế giải thích một số tính năng quan trọng khác của Afganit:

"Khi đi vào phục vụ, Armata sẽ là dòng xe tăng chiến đấu đầu tiên có thiết kế tháp pháo tự động và hệ thống phòng vệ chủ động Afganit. Lá chắn hoàn hảo Afganit sẽ làm giảm hiệu quả của tên lửa dẫn đường và vũ khí vác vai chống tăng, chẳng hạn sóng phóng lựu..."

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại