Toan tính tham lam đằng sau hiện tượng 160 cặp vợ chồng cùng địa phương đồng loạt ly hôn

Vũ Uyên |

160 cặp vợ chồng, từ những cặp đôi mới cưới cho đến những người đã ngoài 80 tuổi đều cấp tốc làm thủ tục ly hôn. Đằng sau việc làm này là một toan tính đáng lên án.

Chính quyền thị trấn Giang Bắc nằm gần thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc đã chứng kiến tỷ lệ ly hôn bỗng gia tăng chóng mặt. Thế nhưng, nguyên nhân đằng sau đó mới khiến nhiều người phải ngạc nhiên.

Cụ thể, một khu công nghệ cao vừa được quy hoạch xây dựng đã công bố kế hoạch đền bù giải phóng mặt bằng chi tiết cho các hộ dân cư sắp bị mất đất. Và nếu cặp đôi nào đã li hôn thì phần đền bù trên sẽ chỉ dành cho một trong hai người.

Ngoài căn nhà tập thể rộng 220 mét vuông dành cho chủ sở hũu thì người còn lại cũng nhận được một căn hộ rộng 70m2 cùng số tiền mặt lên tới 130.000 nhân dân tệ (tương đương hơn 400 triệu đồng).

Chính vì vậy, hầu hết 160 cặp đôi sống tại khu vực phải giải phóng mặt bằng này – từ vợ chồng mới cưới cho tới cả những người đã ngoài 80 tuổi đều "rủ" nhau ly hôn để được hưởng thêm nhiều quyền lợi hấp dẫn khác.

"Do chỉ là đóng kịch nên họ vẫn sống chung một nhà như cũ. Họ cũng chẳng quan tâm liệu có thể cưới nhau thêm lần nữa hay không mà chỉ cần nhận được thêm khoản tiền đáng giá kia mà thôi", cô Yên – đại diện sở Tư pháp địa phương cho biết.

Toan tính tham lam đằng sau hiện tượng 160 cặp vợ chồng cùng địa phương đồng loạt ly hôn - Ảnh 1.

Hàng chục cặp đôi đã chấp nhận ly hôn để được nhận khoản đền bù hậu hĩnh sau giải phóng mặt bằng.

Đơn vị phụ trách việc giải phóng mặt bằng và tiến hành đền bù đã nhận được thông tin về tình trạng "ly hôn ảo" của người dân địa phương.

Theo đó, những cặp vợ chồng trên từng được vài công ty luật gia mách nước rồi tận thu gần 15.000 nhân dân tệ (tương đương gần 50 triệu đồng) với cam kết giúp đỡ các cặp đôi hoàn tất thủ tục ly hôn một cách nhanh chóng nhất.

Nhưng rất có thể chiêu trò khôn vặt ấy sẽ không đem lại kết quả gì khi chính phủ Trung Quốc vừa đưa ra các quy định sửa đổi về việc nhận tiền đền bù sau giải phóng mặt bằng và tái định cư.

Theo đó, các cặp đôi phải chính thức li hôn ít nhất 5 năm trước thời điểm đồng ý di dời mới được bồi thường chứ không thể tranh thủ cơ hội "đục nước béo cò" như hiện nay.

Toan tính tham lam đằng sau hiện tượng 160 cặp vợ chồng cùng địa phương đồng loạt ly hôn - Ảnh 2.

Tuy nhiên, họ đang bị các văn phòng luật gia lừa gạt mà không hề hay biết.

Được biết, đây không phải lần đầu tiên sự việc tương tự như thế xảy ra tại Trung Quốc.

Ở một số vùng quê khác gần thành phố Nam Kinh và Thượng Hải cũng từng có trường hợp người dân bị các văn phòng luật gia lừa gạt "ly hôn ảo" để kiếm thêm tiền đền bù từ việc giải phóng mặt bằng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại