Toàn cảnh các thiên thạch va vào Trái Đất trong suốt 33 năm qua, tại sao chúng ta không cảm nhận được điều đó?

IVAN LÊ |

Mới đây, NASA công bố tấm bản đồ cho thấy vị trí các thiên thạch va vào Trái Đất trong suốt 33 năm qua, nhưng chúng ta không hề cảm nhận được điều đó.

Mới đây, phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực thuộc Trung tâm Nghiên cứu Vật thể Gần Trái đất (CNEOS) của NASA đã công bố bản đồ thu thập dữ liệu các tiểu hành tinh, thiên thạch va vào Trái Đất trong suốt 33 năm qua (từ năm 1988 đến năm 2021).

Cụ thể, tấm bản đồ thế giới hiển thị các chấm theo 4 kích thước và màu sắc khác nhau, tương ứng với động năng của mỗi tiểu hành tinh, thiên thạch va vào bầu khí quyển sau đó bị đốt cháy do lực ma sát. Các nhà khoa học đã sử dụng cảm biến động năng do quả cầu lửa tạo ra, sóng âm thanh và năng lượng ở các bước sóng khác để xác định kích thước ban đầu trước khi nó đi vào bầu khí quyển của Trái Đất.

Toàn cảnh các thiên thạch va vào Trái Đất trong suốt 33 năm qua, tại sao chúng ta không cảm nhận được điều đó? - Ảnh 1.

Bản đồ tính toán động năng của những quả cầu lửa

Việc sử dụng các tính toán như vậy đã giúp các nhà khoa học xác định được thiên thạch hình quả cầu lửa rơi xuống Chelyabinsk, Nga vào ngày 15/2/2013 có chiều ngang 19 mét và là thiên thạch lớn nhất được hiển thị trên bản đồ (chấm màu vàng).

Quả cầu lửa này đã phát nổ ngay trên dãy núi Ural, gây ra một làn sóng xung kích làm vỡ cửa sổ, hư hại các tòa nhà và làm cho khoảng 1.600 người bị thương. Thiên thạch vỡ ra thành nhiều mảnh khi đi vào bầu khí quyển, làm phân tán các mảnh vỡ và tạo ra một làn sóng xung kích ước tính mạnh bằng 20 quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima năm 1945. Nhóm quả cầu lửa lớn thứ hai được hiển thị trên bản đồ chủ yếu rơi quanh Thái Bình Dương và biên giới các quốc gia, chẳng hạn như Fiji và các đảo khác xung quanh châu Á.

Toàn cảnh các thiên thạch va vào Trái Đất trong suốt 33 năm qua, tại sao chúng ta không cảm nhận được điều đó? - Ảnh 2.

Việc sử dụng các tính toán như vậy đã giúp các nhà khoa học xác định được thiên thạch quả cầu lửa rơi xuống Chelyabinsk, Nga vào ngày 15/2/2013 có chiều ngang 19 mét

Mỹ đã bị tấn công bởi các thiên thạch có kích thước nhỏ hơn, mặc dù không nhiều như các khu vực khác trên thế giới. Tuy nhiên, hầu hết các thiên thạch đi vào bầu khí quyển của Trái Đất kể từ năm 1988 đều bị vỡ ra và rơi xuống đại dương. Chính vì thế, con người không cảm nhận được chúng.

Paul Chodas, giám đốc CNEOS, từng tuyên bố: "Nhiều người từng được chứng kiến mưa sao băng, đó là do có rất nhiều thiên thạch rơi xuống Trái Đất tại cùng 1 quỹ đạo. Mỗi giờ, mưa sao băng có thể mang đến Trái Đất ít nhất 100 viên thiên thạch lớn nhỏ. Mặt khác, các sự kiện quả cầu lửa như ở Chelyabinsk khá hiếm và có thể bùng cháy trên bầu trời vào bất kỳ thời điểm nào trong năm."

Toàn cảnh các thiên thạch va vào Trái Đất trong suốt 33 năm qua, tại sao chúng ta không cảm nhận được điều đó? - Ảnh 3.

Thiên thạch vỡ ra thành nhiều mảnh khi đi vào bầu khí quyển, làm phân tán các mảnh vỡ và tạo ra một làn sóng xung kích ước tính mạnh bằng 20 quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima. Ảnh là một trong những mảnh thiên thạch được con người tìm thấy

Trận mưa sao băng lớn nhất là Perseids, xảy ra vào đầu tháng 8, khi có người được chứng kiến mỗi giờ có 40 đến 100 quả cầu lửa xuất hiện trên bầu trời từ ngày 11 đến ngày 13.

Nhiếp ảnh gia Bill Ingalls của NASA đã chụp được một bức ảnh tuyệt đẹp về một thiên thạch rơi vào ngày 11/8, từ đỉnh núi Spruce ở Tây Virginia, Mỹ. Một vài đám mây lững lờ, phản chiếu ánh sáng từ những khu đô thị xa xôi.

Toàn cảnh các thiên thạch va vào Trái Đất trong suốt 33 năm qua, tại sao chúng ta không cảm nhận được điều đó? - Ảnh 4.

Bức ảnh chụp lại sao băng do nhiếp ảnh gia Bill Ingalls chụp lại

Bill Cooke - lãnh đạo Văn phòng Môi trường Thiên thạch NASA phân tích: "Thiên thạch trong bức ảnh có vẻ như có màu xanh ở một số chỗ, do nó kích thích các phân tử ôxy trong quá trình tác động với bầu khí quyển".

Ông cũng lưu ý rằng trận mưa sao Perseids rất đặc biệt, vì có nhiều sao băng sáng rơi xuống Trái Đất. Dựa vào dữ liệu từ mạng lưới máy ảnh chụp sao băng trên toàn bầu trời của NASA hôm đó, có thể phát hiện các thiên thạch sáng hơn Sao Mộc.

Cooke phân tích: "Số lượng sao băng sáng trong Perseids sáng hơn tất cả các trận mưa sao băng khác và sáng hơn 30% so với mưa sao băng Geminid từng xảy ra vào tháng 12/2020".

Sự khác biệt giữa một tiểu hành tinh, thiên thạch và các loại đá không gian khác

Tiểu hành tinh là một nhóm các thiên thể nhỏ trôi nổi trong hoặc ngoài hệ mặt trời. Hầu hết chúng đều nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc trong Vành đai chính.

Toàn cảnh các thiên thạch va vào Trái Đất trong suốt 33 năm qua, tại sao chúng ta không cảm nhận được điều đó? - Ảnh 6.

Sao chổi là một thiên thể gần giống một tiểu hành tinh nhưng không cấu tạo nhiều từ đất đá, mà chủ yếu là băng. Nó được miêu tả bởi một số chuyên gia bằng cụm từ "quả bóng tuyết bẩn" vì nó chứa cacbonic, methan và nước đóng băng trộn lẫn với bụi và các khoáng chất. Quỹ đạo của chúng đưa chúng ra xa hơn nhiều so với hệ mặt trời.

Toàn cảnh các thiên thạch va vào Trái Đất trong suốt 33 năm qua, tại sao chúng ta không cảm nhận được điều đó? - Ảnh 7.

Sao băng hay sao sa là đường nhìn thấy của các thiên thạch và vẫn thạch khi chúng đi vào khí quyển Trái Đất. Trên Trái Đất, việc nhìn thấy đường chuyển động của các thiên thạch này là do nhiệt phát sinh ra bởi áp suất nén khi chúng đi vào khí quyển.

Toàn cảnh các thiên thạch va vào Trái Đất trong suốt 33 năm qua, tại sao chúng ta không cảm nhận được điều đó? - Ảnh 8.

Nếu bất kỳ vật thể trên nào bay tới Trái đất, nó đều được gọi là thiên thạch. Thiên thạch và vẫn thạchthường bắt nguồn từ các tiểu hành tinh và sao chổi. Ví dụ, nếu Trái đất đi qua phần đuôi của một sao chổi, phần lớn các mảnh vỡ sẽ bốc cháy ngay lập tức trong khí quyển và tạo thành một trận mưa sao băng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại