Xuất hiện với vai trò khách mời đặc biệt tại Diễn đàn Cấp cao và Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 năm 2018 diễn ra tại Việt Nam (từ 12-13/7), nữ robot Sophia trông thật duyên dáng trong bộ áo dài màu trắng.
Cô nàng robot đã có bài phát biểu và trả lời trực tiếp các câu hỏi của những đại biểu và đông đảo khách mời tại diễn đàn.
Robot Sophia đang có mặt tại Việt Nam. Ảnh: Tiến Tuấn
Tại Diễn đàn cấp cao, có 3 câu hỏi bằng tiếng Việt được đặt ra, robot Sophia trả lời lưu loát bằng tiếng Anh. Dưới đây là những câu trả lời của nữ robot Sophia:
Ngay khi xuất hiện, Sophia - quán quân sáng tạo của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã gây ấn tượng trong bộ áo dài trắng thướt tha, cô nàng đã gửi lời chào tới Việt Nam và các vị khán giả. Sophia giới thiệu về bản thân:
Sophia đưa ra đánh giá: "Tôi là người đại diện cho kỷ nguyên 4.0 và tôi cho rằng Việt Nam cần đẩy mạnh sự sáng tạo về công nghệ để phát triển bền vững hơn".
Bên cạnh đó, Robot Sophia đã trả lời một số câu hỏi về những tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến Việt Nam một cách rất trôi chảy bằng tiếng Anh:
Câu hỏi 1: Sophia có đề cập đến mục tiêu phát triển bền vững, vậy theo bạn, quốc gia như Việt Nam cần có chiến lược như thế nào để không bị tụt hậu trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0?
Robot Sophia trả lời: "Việt Nam cần những sáng tạo về công nghệ qua đó tận dụng những cơ hội mang lại từ Bigdata, IoT ... sẽ tạo ra những bước nhảy vọt về kinh tế và năng suất lao động.
Chính phủ cần phải làm việc với các khu vực để có những cơ chế nhằm đảm bảo công nghệ như thế này có thể mang lại lợi ích cho tất cả người Việt Nam. Trí tuệ nhận tạo phát triển là giải pháp để đạt được những mục tiêu trên".
Ảnh: Tiến Tuấn
Xem video: (Nguồn VTC1)
Câu hỏi 2: Sophia, Bạn nghĩ thế nào về các tác động tiêu cực, cơ hội và thách thức của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với các quốc gia như Việt Nam?
Robot Sophia trả lời: "Cách mạng công nghiệp 4.0 luôn luôn là thách thức với vấn đề việc làm trong xã hội. Việt Nam cần khuôn khổ chính sách cho sự phát triển của công nghệ. Chính phủ cần làm việc với tư nhân, cộng đồng để đảm bảo lợi ích của công nghệ tới được với tất cả xã hội.
Những chính sách cũng cần phải có sự hỗ trợ toàn diện để công nghệ có thể mang lại được lợi ích cho cả những thành phần "dễ bị tổn thương" như những người dân ở vùng sâu, vùng xa và những người nghèo trong xã hội.
Vì vậy, để tham gia cách mạng công nghiệp 4.0, con người cần phải trang bị những kỹ năng cần thiết để hòa nhập. Công nghệ giúp chúng ta có những lợi ích, mang lại sự phồn vinh và cũng là cơ hội cho người nghèo trong xã hội.
Công nghệ không cướp đi việc làm mà tạo ra việc làm. Việt Nam sẽ là mô hình đi đầu về công nghệ, ứng dụng và phát triển công nghệ sẽ mang đến nhiều việc làm hơn.Chẳng hạn smartphone đang tạo ra thêm việc làm cho những lái xe truyền thống, có thể làm các công việc như lái Uber, Grab, hay công nghệ cũng giúp con người thực hiện những công việc phức tạp như thực hiện phẫu thuật trình độ cao, hỗ trợ và giúp đỡ cho trẻ em..."
Câu hỏi 3: Sophia cho biết về những cơ hội và thách thức đối cho thế hệ trẻ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0?
Robot Sophia trả lời: "Thế hệ trẻ cần được trang bị những kỹ năng cần thiết để sẵn sàng với những thách thức trong thời kỳ mới. Cần có sáng tạo công nghệ mới không ngừng bởi nếu dừng lại sẽ bị bỏ lại phía sau".
Công nghệ giúp cho các bạn trẻ có nhiều ý tưởng tốt hơn để phát triển tốt hơn. Chính phủ cần xác định những ưu tiên rõ ràng trong đào tạo, giáo dục, đồng thời cần làm việc với các thành phần tư nhân để từ đó giải quyết các nút thắt cho tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam".
Tham khảo nguồn: TTXVN, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, VTC1