Toàn bộ nước sạch trên Trái Đất sẽ bốc hơi hoàn toàn nếu thảm kịch này xảy ra

Trang Ly |

Nhiệt độ Trái Đất ngày càng nóng lên mức báo động. Nhà khoa học tính toán, chỉ tăng thêm 1 độ nữa thôi, toàn bộ lượng nước sạch trên 1/3 diện tích đất liền sẽ bốc hơi hoàn toàn.

Năm 2016 chỉ vừa với lập kỷ lục là năm nóng nhất trong lịch sử thì NASA lại tiếp tục công bố thông tin đáng lo ngại trên. Liệu năm 2017 có phá vỡ kỷ lục của năm 2016?

Trong kỳ El Nino thứ 25 (rơi vào năm 2015) tính theo chu kỳ 5 năm có một lần (từ năm 1900 đến nay), thảm họa thời tiết bất thường El Nino kết hợp cùng các hoạt động làm tăng khí thải CO2 của con người đã khiến cho năm 2016 trở thành năm nóng kỷ lục trong lịch sử.

Toàn bộ nước sạch trên Trái Đất sẽ bốc hơi hoàn toàn nếu thảm kịch này xảy ra - Ảnh 1.

Bản đồ những khu vực nóng nhất trong kỳ El Nino năm 2015. Nguồn: Cơ quan quản trị Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA).

Số liệu của Cơ quan quản trị Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) và Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy, nhiệt độ trung bình trên mặt đất và đại dương trên toàn Trái Đất năm 2016 là 14,82 độ C.

Các chuyên gia thuộc Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) nhận định, với nền nhiệt trung bình này, năm 2016 nóng bằng nhiệt độ của 115.000 năm về trước.

Toàn bộ nước sạch trên Trái Đất sẽ bốc hơi hoàn toàn nếu thảm kịch này xảy ra - Ảnh 2.

Năm 2016 nóng bằng nhiệt độ của 115.000 năm về trước. Ảnh: Newsweek.

Như vậy, so với thời kỳ tiền công nghiệp hồi thế kỷ 16 trở về trước, nhiệt độ của đất liền và đại dương toàn Trái Đất đã tăng thêm 1,25 độ C. Tính trung bình, Trái Đất đang nóng lên với tốc độ 0,18 độ C cho mỗi thập kỷ.

Điều này nghe có vẻ bình thường, nhưng xét về bản chất, nhiệt độ toàn Trái Đất tăng 1 độ sẽ kéo theo rất nhiều thảm họa có thể hủy diệt sự sống trên đất liền và dưới đại dương. 

Các nhà khoa học NASA đang lo lắng, nếu vào năm 2100, nhiệt độ toàn cầu tăng tiếp thêm 1 độ nữa thì toàn bộ lượng nước sạch trên 1/3 diện tích đất liền sẽ bốc hơi hoàn toàn. Thảm kịch sẽ tồi tệ hơn nếu mức nhiệt tăng thêm 6 độ. Khi đó, 95% sinh vật sẽ bị hủy diệt, sự sống trên Trái Đất khó có thể đảm bảo.

Mới đây, tổ chức WMO cho biết, có đến 40% cơ hội để El Nino xuất hiện vào cuối năm 2017, bất chấp mọi quy luật tự nhiên 5 năm có một lần (Lần gần nhất El Nino xuất hiện là năm 2015).

Lo lắng của các nhà khoa học dần trở thành hiện thực khi vào giữa tháng 2/2017, các chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu không gian Goddard của NASA (GISS) sau khi phân tích nhiệt độ toàn cầu đã công bố: Tháng 1/2017 là tháng nóng kỷ lục thứ 3 trong lịch sử 137 năm trở lại đây.

Theo đó, nhiệt độ tháng 1 của các năm 2016, 2007 và 2017 là nóng nhất trong lịch sử gần 140 năm. Cụ thể, năm 2016, riêng nhiệt độ tháng 1 của năm này đã cao hơn 1,12 độ C so với nhiệt độ trung bình của các tháng 1 trong 137 năm.

Tiếp theo, nhiệt độ tháng 1 năm 2007 nóng hơn 0,96 độ C (so với nhiệt độ trung bình của các tháng 1 trong 137 năm);

Và nhiệt độ tháng 1 năm 2017 nóng hơn 0,20 độ C (so với nhiệt độ trung bình của các tháng 1 trong 137 năm).

Toàn bộ nước sạch trên Trái Đất sẽ bốc hơi hoàn toàn nếu thảm kịch này xảy ra - Ảnh 3.

Biểu đồ cho thấy nhiệt độ tháng 1/2017 trên toàn cầu. Trong đó, khu vực Bắc Mỹ và Siberia nóng nhất. Nguồn: NASA/GISS.

Toàn bộ nước sạch trên Trái Đất sẽ bốc hơi hoàn toàn nếu thảm kịch này xảy ra - Ảnh 4.

Tháng 1/2017 là tháng nóng kỷ lục thứ 3 trong lịch sử gần 140 năm qua. Nguồn: NASA/GISS.

Với tình hình biến đổi khí hậu khó lường cộng với các hoạt động công nghiệp hóa và sinh hoạt của hàng tỷ dân trên thế giới, liệu năm 2017 có tiếp tục lập các kỷ lục chưa từng có trong lịch sử để trở thành năm chứng kiến El Nino quay lại bất chấp quy luật, hay là năm nóng nhất hay không?

Thực tế đáng lo ngại này đang khiến giới khoa học của NASA "đứng ngồi không yên". Chưa bao giờ, Trái Đất và con người đứng trước nhiều thảm họa đe dọa sự tồn vong nhiều như lúc này.

Năm 2015, nhân loại trên Trái Đất phải chứng kiến hàng loạt "cơn thịnh nộ" của quá trình biến đổi khí hậu phức tạp và khó lường: Băng hai đầu cực tan mạnh mẽ; Cháy rừng xảy ra nhiều hơn; Thiên tai thường xuyên và tác động khủng khiếp đến tính mạng và của cải của con người...

Cùng với các hoạt động phát thải khí CO2 không ngừng nghỉ của con người thì các hiện tượng tự nhiên như núi lửa hoạt động, cháy rừng, phân hủy sinh học cũng góp phần khiến cho Trái Đất ấm dần lên. 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại