Thực hư chuyện Mỹ rút vũ khí hạt nhân khỏi Thổ Nhĩ Kỳ

Thi Anh |

Tin rằng Mỹ dính líu tới âm mưu đảo chính, Erdogan quyết định phong tỏa căn cứ để "tống tiền".

Bình luận về thông tin "Mỹ đang chuyển vũ khí hạt nhân từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Romania", giáo sư Khoa học Chính trị ĐH Moskva Andrei Manoilo cho rằng: Dù rất muốn làm như vậy nhưng Washington không có cơ may.

Muốn cũng không được

Xét trên bối cảnh mối quan hệ Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ xấu đi sau cuộc đảo chính bất thành, rõ ràng Mỹ muốn rút vũ khí hạt nhân của mình khỏi lãnh thổ Ankara.

"Để chuyển vũ khí hạt nhân từ một căn cứ NATO này sang một căn cứ NATO khác, thì cần có sự trao đổi với NATO", ông Manoilo nhấn mạnh.

"Quyết định này cần được đưa ra tại Brussels theo yêu cầu của Washington. Tất nhiên chuyện này không phải là khó khăn với Mỹ nhưng Mỹ sẽ làm thế nào để đưa vũ khí ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ khi mà căn cứ Incirlik bị phong tỏa?"

Hiện không có máy bay nào của Mỹ được phép cất cánh khỏi căn cứ Thổ Nhĩ Kỳ bởi không phận đang bị Không lực Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát. Ngay cả vận chuyển vũ khí hạt nhân theo đường bộ cũng là bất khả thi.

Thực hư chuyện Mỹ rút vũ khí hạt nhân khỏi Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 1.

Tiêm kích Mỹ tại căn cứ không quân Incirlik, Thổ Nhĩ Kỳ.

Vì thế, dù rất muốn, Mỹ cũng khó lòng có thể giành lại quyền kiểm soát kho vũ khí của mình ở thời điểm này.

Yếu tố để thương lượng

Theo giáo sư Manoilo, căn cứ Incirlik trở thành "yếu tố để thương lượng" trong quan hệ giữa Washington và Ankara.

"Dấu hiệu cho thấy Mỹ dính líu tới cuộc đảo chính bất thành tại Thổ Nhĩ Kỳ quá rõ ràng. Và quyết định phong tỏa căn cứ của Erdogan có thể coi là nhằm đe dọa, tống tiền (Mỹ)".

Bằng hành động ấy, ông Erdogan có thể đã đưa ra một thông điệp: Nếu người Mỹ không bỏ ý định lật đổ ông ta, ông ta sẽ giữ vũ khí hạt nhân của Mỹ. Và với khối lượng vũ khí này, Erdogan sẽ trở thành một nhân vật đáng gờm.

"Đây không phải là lời lừa gạt", ông Manoilo nói

"Erdogan có thể dễ dàng kiểm soát căn cứ không quân của NATO. Ông ta thừa hiểu Washington đánh giá thế nào về mình. Nếu Erdogan không ra tay và Washington không dè dặt hoặc không cần ông ta, không sớm thì muộn, âm mưu đảo chính sẽ lại nổi lên".

Nếu tính tới khả năng này, có thể thấy Erdogan không hề mất gì khi phong tỏa Incirlik. Thậm chí đây còn là cơ hội để ông ta đảm bảo được vị trí của mình.

Theo Sputnik, Bộ Ngoại giao Romania đã lên tiếng phủ nhận thông tin cho rằng nước này sẽ trở thành nơi Mỹ đặt vũ khí hạt nhân, như bài báo của trang EurActive.com.

Tuy nhiên, tác giả bài báo Georgi Gotev vẫn một mực khẳng định tính chính xác của nguồn tin:"Tôi đảm bảo nguồn tin của tôi là đáng tin cậy. Tôi biết chính quyền Romania đang phủ nhận thông tin này. Tôi biết bởi tôi đã liên lạc với họ trước khi đăng bài".

Gotev cho rằng, đằng sau hành động rút vũ khí hạt nhân của Mỹ còn ẩn chứa những thay đổi lớn lao hơn.

"Động thái này còn quy mô hơn việc vận chuyển vũ khí, kể cả vũ khí hạt nhân. Trong trường hợp này, bối cảnh địa chính trị cực kỳ linh hoạt. Trục Moskva - Ankara - Tehran đang thành hình sẽ khiến khu vực này thay đổi ".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại