Biết việc này gây ra nhiều hậu quả tệ hại nhưng Thanh triều vẫn phải cắn răng áp dụng gần 300 năm: Bạn có biết đó là việc gì?

Khánh An |

Có 2 lý do giải thích cho việc làm này của những người đứng đầu triều đại nhà Thanh.

Dưới quyền cai trị của vua Thuận Trị và Khang Hy, Trung Quốc đã bắt đầu thi hành chính sách cấm giao thương bằng đường biển.

Đến năm 1757, ngoại trừ Quảng Châu, các cảng ở Hạ Môn và Ninh Ba đều buộc phải ngừng giao thương buôn bán với các nước phương Tây. Đây có thể coi là phát súng đầu tiên cho chính sách "thương mại một cảng" (chỉ mở một cảng để trao đổi hàng hóa với bên ngoài) của nhà Thanh. Cả nước cũng từ đó mà bước sâu hơn vào giai đoạn "bế quan tỏa cảng". 

Vào cuối thời nhà Thanh, mượn cớ Trung Quốc áp dụng chính sách nhằm hạn chế sự phát triển giao thương của mình, các nước phương Tây liên tục tìm cách xâm lược Trung Quốc.

Nhận thấy rõ nguyên nhân cũng như thách thức mà nhà Thanh phải đối mặt, nhưng tại sao triều đình vẫn một mực duy trì chính sách ấy?

Các nguyên nhân khiến nhà Thanh phải lựa chọn chính sách bế quan tỏa cảng

1. Để củng cố quyền lực

Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến nhà Thanh phải áp chính sách này một cách bảo thủ, đó là để có thời gian củng cố vương triều.

Khi nhà Thanh tiến vào chiếm đóng và cai trị vùng đồng bằng miền Trung Trung Quốc, bộ máy cai trị còn lỏng lẻo, tàn dư từ phía chính quyền nhà Minh còn lăm le đe dọa đến an nguy của nhà Thanh.

Hơn nữa sự thành công của Trịnh Thành Công (danh tướng kiệt xuất thời kỳ cuối nhà Minh đầu nhà Thanh, trong nỗ lực phản Thanh phục Minh thất bại, ông đưa tướng sĩ và gia quyến vượt biển di cư sang Đài Loan) tại Đài Loan cũng khiến nhà Thanh lo sợ kẻ phản bội sẽ âm thầm cấu kết với các thế lực ngoại lai hòng lật đổ chính quyền còn non trẻ của mình.

Thống trị gần 300 năm, vì lý do gì Thanh triều phải áp dụng chính sách bế quan tỏa cảng dù biết việc này gây ra nhiều hệ lụy? - Ảnh 2.

Tranh minh họa.

Xung quanh có quá nhiều mối đe dọa, mà vào thời điểm ấy nhà Thanh chỉ vừa mới thống trị Trung Nguyên, sức mạnh của Thanh triều khó có thể cùng một lúc chống đỡ được tất cả các thế lực nên họ đã nghĩ đến việc cấm biển, chính sách "bế quan tỏa cảng" được đưa ra được xem như một thượng sách, cắt đứt liên hệ với thế giới bên ngoài để cố định hoàng quyền.  

Vào cuối thời nhà Thanh, một số nước phương Tây liên tục xâm lược và chiếm đóng lãnh thổ Trung Quốc. Trước tình hình ấy, chính quyền nhà Thanh lo lắng rằng người dân ven biển dễ có giao lưu trao đổi với bên ngoài, như vậy sẽ ảnh hưởng đến vận mệnh quốc gia.

Trên thực tế, chính sách "bế quan toả cảng" tuy phát huy được hiệu quả tự vệ tạm thời nhưng lại để lại hậu quả khôn lường về sau.

Sở dĩ nhà Thanh áp dụng chính sách "bế quan tỏa cảng" trên phạm vi cả nước là vì muốn khống chế hệ thống tư tưởng đang không ngừng lớn mạnh của người Hán. Lúc bấy giờ, xét về dân số hay trình độ văn hóa, người Hán đều chiếm ưu thế hơn hẳn, điều này là mối lo lớn đối với chính quyền nhà Thanh, khiến nhà Thanh luôn trong tâm thế lo sợ chính quyền của họ sẽ không thể cai trị đất nước lâu dài. 

Vì thế, để loại bỏ sự ảnh hưởng của tư duy người Hán, chính quyền nhà Thanh đã ban hành chính sách "bế quan tỏa cảng", đóng cửa đất nước, cắt đứt mọi mối liên hệ của người Hán với thế giới bên ngoài.

Cụ thể, nhà Thanh từng ra lệnh "cắt tóc, cạo đầu" và "giản hóa y phục" buộc người Hán phải tuân theo, kẻ nào làm trái sẽ bị đem ra chém đầu ngay lập tức. Thời vua Càn Long, nhà Thanh còn thực hiện chính sách "thương mại một cảng", cắt đứt hoàn toàn mối liên hệ giữa nhà Thanh với thế giới bên ngoài.

Điều đáng chú ý hơn nữa là, chính phủ nhà Thanh tin rằng chính sách này có thể giúp ích cho việc cai trị và củng cố quyền lực của chính quyền mình.

Thống trị gần 300 năm, vì lý do gì Thanh triều phải áp dụng chính sách bế quan tỏa cảng dù biết việc này gây ra nhiều hệ lụy? - Ảnh 4.

Tranh minh họa cho việc các thế lực bên ngoài xâu xé Trung Quốc cuối thời Thanh.

2. Sự ngạo mạn của Thanh triều

Một nguyên nhân nữa xuất phát từ chính sự ngạo mạn của nhà Thanh.

Chính quyền nhà Thanh cho rằng, Trung Quốc đương thời là một quốc gia có nền công nghiệp phát triển, lãnh thổ rộng lớn, dân số đông đúc, vì thế mọi việc đều có thể tự cung tự cấp.

Hơn nữa, việc mở cửa giao lưu với nước ngoài lại tiềm tàng những yếu tố rủi ro, bất cập đe dọa quyền lực quốc gia, vì thế nhà Thanh mới kiên quyết thực hiện chính sách "bế quan toả cảng" bất chấp những hệ luỵ kéo theo.

Suy cho cùng, "bế quan toả cảng" là một chính sách bất lợi đầy bất cập, là thủ phạm chính gây ra những sóng gió cuối thời nhà Thanh. Tuy nhiên vì tham vọng củng cố vương quyền, nhà Thanh vẫn kiên quyết duy trì chính sách "bế quan toả cảng" trong chiến lược trị nước của mình.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại