Bàng Thống hét thật to 1 câu trước khi chết, Lưu Bị nghe xong vừa bối rối vừa hối hận ra mặt

Khánh An |

Bàng Thống rốt cuộc đã để lại lời trăng trối gì mà khiến cho người đứng đầu tập đoàn Thục Hán phải bối rối và ân hận?

Theo Lưu Bị

Bàng Thống (178-214), tự là Sĩ Nguyên, hiệu là Phượngng Sồ là mưu sĩ của Lưu Bị. Ông thường được người đời sau so sánh là tài năng ngang với Khổng Minh, người sống cùng thời với ông.

Theo Tam Quốc chí, thời còn trẻ, nếu xét theo bề ngoài thì Bàng Thống không hề sắc sảo, trông có vẻ rất thật thà chất phác. Ông nổi danh chủ yếu là nhờ Tư Mã Huy.

Tư Mã Huy thanh lịch tao nhã, lại rất giỏi nhìn người. Vậy là năm 20 tuổi, Bàng Thống bèn tới bái phỏng Tư Mã Huy, nói chung cũng vì mong có được danh tiếng tốt. Kết quả hai người quả thật vừa gặp như đã quen thân, trò chuyện mãi cho tới đêm khuya.

Tư Mã Huy rất đỗi ngạc nhiên, ông đã nói rằng: "Thống đương Nam Châu sĩ chi quan miện", có nghĩa là sĩ tử của cả vùng Nam Châu, không có một ai có thể sánh ngang được với Bàng Thống. Nhờ đó Bàng Thống được nhiều người biết đến.

Về sau Lưu Bị nương nhờ Lưu Biểu, đóng quân ở Tân Dã. Ông đã nghe danh Tư Mã Huy từ lâu, bèn cất công đi bái phỏng. Mọi người đều biết dã tâm của Lưu Bị, mục tiêu của ông là thiên hạ, hiển nhiên sẽ nhắc đến chuyện nhân tài.

Khi Lưu Bị hỏi Tư Mã Huy rằng ai có thể xứng với danh tuấn kiệt, câu trả lời của Tư Mã Huy là Ngoạ Long, Phượng Sồ. Hai người này chính là Gia Cát Lượng và Bàng Thống, đồng thời, năm xưa Từ Thứ cũng đã từng tiến cử hai người này.

Vậy là Lưu Bị thu nạp Gia Cát Lượng và Bàng Thống, vì thế Bàng Thống đã trở thành mưu sĩ quan trọng trong tay Lưu Bị, tuy rằng thời gian cũng chẳng hề dài.

Bàng Thống hét thật to 1 câu trước khi chết, Lưu Bị nghe xong vừa bối rối vừa hối hận ra mặt - Ảnh 2.

Tranh vẽ chân dung Bàng Thống.

Qua đời khi mới 36 tuổi

Nhưng khi Bàng Thống còn sống, ông cũng là một mưu sĩ vô cùng được trọng dụng dưới trướng Lưu Bị, mức độ thân thiết chỉ đứng sau Gia Cát Lượng.

Năm Kiến An thứ 16 (năm 211), Pháp Chính phụng mệnh Lưu Chương đến Kinh Châu, tiếp đón Lưu Bị vào Ích Châu để cùng chống lại Trương Lỗ. Thế nhưng Pháp Chính đã sớm cảm thấy Lưu Chương không phải là một người có thể làm nên việc lớn, đồng thời cũng không giỏi dùng người, thường than thở rằng mình có tài nhưng không gặp thời.

Lần này có được cơ hội tốt, Pháp Chính định phản bội Lưu Chương, nương nhờ Lưu Bị. Đã là nương nhờ thì phải thể hiện được chút lòng thành, Pháp Chính bèn dâng lên một kế sách, đó là cướp lấy Ích Châu.

Trong "Long Trung đối sách" cũng có quan điểm như vậy. Muốn giành lấy thiên hạ thì phải chiếm giữ được Kinh Châu và Ích Châu. Những điều này quả thật khó thực hiện, nhưng nếu có Pháp Chính và Trương Tùng phản bội Lưu Chương thì lại khác, quả thật là một cơ hội tốt.

Nhưng khi ấy Lưu Bị có phần do dự, bèn trưng cầu ý kiến của Bàng Thống xem mình nên làm thế nào mới tốt.

Điều lo lắng chính của Lưu Bị là, ông và Tào Tháo đi hai con đường, thật ra phải đắp nặn hình tượng nhân nghĩa, độ lượng cho người trong thiên hạ thấy. Nhưng việc có được Ích Châu khó tránh khỏi kết cục gây ra mất lòng tin với thiên hạ, cho nên ông mới hoài nghi liệu có khả thi không.

Bàng Thống cho rằng, cơ hội tốt ông trời ban cho sao có thể đánh mất, cố gắng sớm để đạt được vẫn tốt hơn, lúc này Lưu Bị mới hạ quyết tâm.

Bàng Thống hét thật to 1 câu trước khi chết, Lưu Bị nghe xong vừa bối rối vừa hối hận ra mặt - Ảnh 4.

Hình ảnh nhân vật Bàng Thống trên phim.

Năm Kiến An thứ 17 (năm 212), Bàng Thống lại dâng lên ba mưu kế cho Lưu Bị.

Thứ nhất, ngầm tuyển tinh binh, hành quân ngày đêm, tập kích vào Thành Đô. Lưu Chương không hiểu quân sự, lại không phòng bị ngài, như vậy có thể lấy Ích châu trong 1 năm, là thượng sách.

Thứ hai, giả phao tin Kinh châu có việc để quay về và dụ hai tướng Tây Xuyên là Dương Hoài, Cao Bái đang trấn giữ Bạch Thủy đến giết đi và chiếm quân lính để đánh Thành Đô, là trung sách.

Thứ ba, lui binh về thành Bạch Đế chờ thời cơ hành động là hạ sách.

Mặc dù Bàng Thống đã phân cấp các mưu kế đưa ra nhưng Lưu Bị đã chọn trung sách, đồng thời cho rằng quyết định này rất ổn thoả. Lưu Chương cũng nhờ thế nghe tin và có chuẩn bị trước.

Năm Kiến An thứ 19 (năm 214), Gia Cát Lượng cùng Triệu Vân, Trương Phi đem quân đánh chiếm Bạch Đế, Giang Châu, Giang Dương. Cùng lúc ấy, Bàng Thống tới Lạc Thành, ông đích thân xông pha ra trận, kết quả bị mũi tên bắn trúng. Vậy là Phượng Sồ bỏ mình, hưởng dương 36 tuổi.

Trước khi qua đời ông còn nói thật to 1 câu: "Hôm nay ta chết, đó là ý trời". Sau khi nói xong chưa được bao lâu, Bàng Thống bỏ mình. Từ câu nói ấy, thật ra có thể nhận ra sự không cam tâm của Bàng Thống.

Bàng Thống hét thật to 1 câu trước khi chết, Lưu Bị nghe xong vừa bối rối vừa hối hận ra mặt - Ảnh 6.

Ông mới 36 tuổi, còn có tương lai vô cùng rộng mở phía trước, nhưng lại phải bỏ mạng quá sớm.

Sau khi nghe lời trăng trối của Bàng Thống, Lưu Bị trở nên bối rối không biết phải làm sao, cũng có chút hối hận vì trúng kế. Vì thế Lưu Bị đã vô cùng thương xót, hễ nhắc đến Bàng Thống lại chảy nước mắt, tìm cách đối xử tốt với người thân của vị quân sư này.

Còn Gia Cát Lượng nghe được, đoán chừng ông muốn trở về Long Trung, dẫu sao Bàng Thống cũng là người cộng sự hiếu thắng nhất của ông. Trước sự ra đi của Bàng Thống, Gia Cát Lượng cũng khó mà không cảm thấy đau lòng.

* Theo Sohu (Trung Quốc)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại